Hội nghị giám sát – hỗ trợ kỹ thuật và khen thưởng Cô đỡ thôn bản tỉnh Bình Định năm 2019

Thứ năm - 20/06/2019 15:36
Sáng ngày 20/6/2019, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định phối hợp với Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị giám sát – hỗ trợ kỹ thuật và khen thưởng Cô đỡ thôn bản tỉnh Bình Định năm 2019.
Ông Nguyễn Thanh Truyền – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phát biểu khai mạc Hội nghị.
Ông Nguyễn Thanh Truyền – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phát biểu khai mạc Hội nghị.
     Tham dự Hội nghị, có Bà Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Phó Giám đốc và Lãnh đạo các Phòng Chỉ đạo tuyến, Điều dưỡng Bệnh viện Từ Dũ; Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y - Sở Y tế; Lãnh đạo đơn vị và các khoa, phòng liên quan Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; Lãnh đạo đơn vị, Khoa Sức khỏe sinh sản cùng 38 Cô đỡ thôn bản thuộc Trung tâm Y tế các huyện Hoài Ân, Vân Canh, Vĩnh Thạnh và An Lão.
    Phát biểu khai mạc Hội nghị, Ông Nguyễn Thanh Truyền - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh nhấn mạnh:”Cô đỡ thôn bản (CĐTB) người dân tộc thiểu số (DTTS) là nhân tố quan trọng không thể thiếu tại cộng đồng của người DTTS tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS thuộc các huyện miền núi của cả nước nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng. Công tác đào tạo, đào tạo lại cho đội ngũ CĐTB người DTTS do Bệnh viện Từ Dũ đảm nhiệm triển khai 22 tỉnh phía Nam trong đó có tỉnh Bình Định từ năm 1999 đến nay, nhằm mục đích là CĐTB sau khi đào tạo họ phục vụ cho chính đồng bào của họ, điều này là hết sức cần thiết và rất có ý nghĩa trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS góp phần giảm tử vong mẹ, giảm tử vong sơ sinh. Để ghi nhận những đóng góp của CĐTB trong thời gian qua và tiếp tục phát huy vai trò của CĐTB trong thời gian đến, Hội nghị hôm nay với mục tiêu là giám sát hoạt động và đào tạo lại cho các CĐTB. Đồng thời, khen thưởng cho CĐTB có thành tích xuất sắc trong công tác tại cộng đồng nhằm động viên, khích lệ”.
       Tại Hội nghị, các đại biểu và CĐTB các huyện đã nghe báo cáo về hoạt động Cô đỡ thôn bản tỉnh Bình Định trong 6 tháng đầu năm 2019. Theo đó, trong những năm qua được sự quan tâm, ủng hộ của ngành Y tế Bình Định và chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là sự đồng tình ủng hộ và đánh giá cao các già làng/trưởng bản hoạt động của CĐTB và dịch vụ do họ cung cấp được cộng đồng đánh giá cao và chấp nhận. Đồng thời, những hoạt động CĐTB thực hiện tại địa phương có tác động lớn đối với cộng đồng, đóng góp vào việc tăng cường nhận thức, thay đổi hành vi chăm sóc sức khỏe BMTE, tăng tỷ lệ phụ nữ biết cách chăm sóc thai nghén, biết cách nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm trong mang thai, đến đẻ tại cơ sở y tế, hoặc đẻ tại nhà nhưng có sự hỗ trợ của CĐTB.
        Cũng theo báo cáo, CĐTB người dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định đã được Bệnh viện Từ Dũ đào tạo khóa đầu tiên vào năm 2008, với 47 CĐTB ở các huyện Tây Sơn, Vân Canh, Vĩnh Thạnh và An Lão, sau khi được đào tạo tất cả các CĐTB đã được trở về thôn bản và phân công nhiệm vụ: tuyên truyền vận động cho người dân tộc thiểu số, tư vấn, giáo dục sức khỏe, cấp cứu kịp thời cho các bà mẹ dân tộc thiểu số, chăm sóc thai nghén, đỡ đẻ tại nhà, đỡ đẻ rơi, chăm sóc sơ sinh, chăm sóc sau sinh cho bà mẹ, cung cấp thông tin và dịch vụ KHHGĐ và các dịch vụ CSSK ban đầu khác. Qua quá trình hơn 10 năm hoạt động, hiện nay chỉ còn 38 CĐTB (19 CĐTB lồng ghép với nhân viên y tế thôn bản), CĐTB xã Vĩnh An của huyện Tây Sơn đã nghỉ hẳn và hiện nay không còn CĐTB ở xã này.
        Hoạt động và dịch vụ do CĐTB cung cấp cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số cả nước nói chung và Bình Định nói riêng được cộng đồng đánh giá cao và chấp nhận do sự thuận tiện, gần gũi, đáp ứng đúng yều cầu văn hóa của đồng bào và có chất lượng cao, tác động lớn đối với cộng đồng, đóng góp vào việc tăng cường nhận thức thay đổi hành vi CSSK của cộng đồng, giúp phụ nữ chủ động đi khám thai và đẻ tại cơ sở y tế, qua đó góp phần làm giảm tai biến sản khoa, giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh tại cộng đồng. Điều này khẳng định sự phù hợp của CĐTB với cộng đồng, họ đóng vai trò như cầu nối giữa cộng đồng và cơ sở y tế. Sự chấp nhận của cộng đồng đối với CĐTB đã khẳng định được nhu cầu thật sự đối với loại hình nhân viên y tế này.
      Nhờ có đội ngũ CĐTB, trong 6 tháng năm 2019 đã đạt được những kết quả cao về nhiệm vụ chuyên môn: 152 phụ nữ có thai được CĐTB khám thai; 125 phụ nữ có thai được tư vấn về chăm sóc thai nghén; 18 phụ nữ có thai nghén nguy cơ cao được phát hiện; 53 phụ nữ có thai được chuyển lên tuyến trên; 85 bà mẹ sau đẻ được tư vấn về chăm sóc trẻ sơ sinh; 158 bà mẹ sau đẻ được tư vấn về KHHGĐ; 03 phụ nữ có thai chuyển dạ đẻ được chuyển lên tuyến trên; 01 phụ nữ đẻ tại nhà được CĐTB đỡ…
      Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, hoạt động của CĐTB vẫn còn gặp nhiều khó khăn đó là: kinh phí địa phương hỗ trợ cho CĐTB để duy trì hoạt động còn hạn chế chỉ có 417.000đ/tháng và không thường xuyên nên chưa khuyến khích các CĐTB tích cực hoạt động và một số đã bỏ việc; công tác tuyên truyền vận động, thông tin giáo dục truyền thông về vai trò, lợi ích của CĐTB trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em chưa được quan tâm đúng mức, chưa huy động được sự tham gia của cộng đồng trong việc duy trì phát triển mạng lưới CĐTB; các phương tiện hoạt động như: túi CĐTB, sổ ghi chép chưa được bổ sung thường xuyên; giám sát hỗ trợ CĐTB của tuyến trên chưa được thường xuyên quan tâm, chú trọng….
        Vì vậy, trong thời gian đến để duy trì hoạt động thường xuyên của CĐTB trong cộng đồng cần phải tiếp tục hỗ trợ công tác đào tạo mới và đào tạo lại cho CĐTB để duy trì và phát huy mô hình hoạt động CĐTB; xây dựng chính sách hỗ trợ phụ cấp hợp lý cho CĐTB; đầu tư mở rộng, phát triển và nâng cao vị thế của loại hình CĐTB; tuyến huyện cần tăng cường giám sát hỗ trợ cho CĐTB; CĐTB tăng cường bảo quản dụng cụ, trang thiết bị để đảm bảo duy trì hoạt động…
      Phát biểu tại Hội nghị, Bà Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ - thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ:”Trước tiên, thay mặt Bệnh viện Từ Dũ xin cảm ơn đến việc tạo điều kiện của Sở Y tế Bình Định về hoạt động CĐTB tại tỉnh Bình Định, hoạt động CĐTB này đã triển khai gần 20 năm, Lãnh đạo Bệnh viện Từ Dũ đã có ý tưởng ban đầu về việc làm thế nào để đưa dịch vụ y tế chăm sóc SKSS đến các phụ nữ mang thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và các trẻ sơ sinh tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS thuộc các huyện miền núi, ý tưởng này đã được vun đắp, tạo nên một hệ thống được Bộ Y tế Việt Nam thừa nhận và đã đưa vào các quy định của ngành Y tế. Từ chặng đường năm 2008 đến nay, gần 20 năm trôi qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong duy trì công việc nhưng với sự nhiệt tình, tâm huyết các CĐTB đã vượt qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong thời gian đến, ngành Y tế cần quan tâm hỗ trợ thêm kinh phí cho đội ngũ CĐTB để giúp họ yên tâm hơn trong công việc chăm sóc SKSS cho phụ nữ mang thai, chăm sóc trẻ sơ sinh tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS của địa phương mình, hỗ trợ cho người dân có điều kiện tiếp cận với y tế hiện đại, đội ngũ CĐTB là phao cứu sinh cho tất cả những người dân tại địa phương do họ quản lý.
     Bên cạnh đó, Bà Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ cũng rất hoan nghênh tỉnh Bình Định đã duy trì được hoạt động CĐTB trong nhiều năm qua; đã có những đóng góp hết sức tích cực cho ngành Y tế đặc biệt là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ; về lâu về dài để tồn tại được mô hình như vậy cần phải có đội ngũ CĐTB kế thừa, có nhân tố mới. Vì vậy, Sở Y tế tỉnh Bình Định, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh là nơi có đủ năng lực và khả năng để mở các lớp tập huấn để nhân rộng mô hình này, chuyển giao kỹ thuật cũng như đào tạo, tập huấn lại cho đội ngũ mới để hỗ trợ triển khai tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS để hoạt động ngày càng tốt hơn trong thời gian đến. Đồng thời, cần quan tâm đến mức hỗ trợ kinh phí cho đội ngũ CĐTB.
      Cũng tại Hội nghị, Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai giám sát hoạt động và đào tạo lại cho 38 Cô đỡ của các huyện Hoài Ân, Vân Canh, Vĩnh Thạnh và An Lão. Nội dung tập huấn đào tạo lại chủ yếu là hướng dẫn 9 bước khám thai; các dấu hiệu bất thường nguy hiểm khi mang thai; hướng dẫn phát hiện nguy cơ khi mang thai; hướng dẫn phát hiện nguy cơ khi theo dõi chuyển dạ; chăm sóc da kề da sau sinh; quy trình chăm sóc bà mẹ sơ sinh thiết yếu…
      Nhân dịp này, Bệnh viện Từ Dũ đã khen thưởng cho 20 Cô đỡ thôn bản các huyện Hoài Ân, Vân Canh, Vĩnh Thạnh và An Lão của tỉnh Bình Định có thành tích xuất sắc trong công tác tại cộng đồng nhằm động viên, khích lệ; cũng như hỗ trợ kinh phí và cấp túi dụng cụ thiết yếu khám thai cho những Cô đỡ thôn bản còn hoạt động do Quỹ học bổng Nguyễn Văn Hưởng - Báo Sài Gòn Giải Phóng tài trợ.
Một số hình ảnh Hội nghị:
Hinh 2 CĐTB
Quang cảnh Hội nghị
Hinh 3 CĐTB
Ông Lê Quang Phước – Trưởng khoa SKSS - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh báo cáo hoạt động
Cô đỡ thôn bản tỉnh Bình Định trong 6 tháng đầu năm 2019
Hinh 4 CĐTB
Chị Đinh Thị Dế - Cô đỡ thôn bản huyện An Lão báo cáo hoạt động Cô đỡ thôn bản của địa phương tại Hội nghị
Hinh 5 CĐTB
Bà Nguyễn Bá Mỹ Nhi – Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh phát biểu ý kiến tại Hội nghị
Hinh 6 CĐTB
Lãnh đạo Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khen thưởng cho 10 Cô đỡ thôn bản có thành tích xuất sắc trong công tác tại cộng đồng
Hinh 7 CĐTB
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y – Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khen thưởng cho
10 Cô đỡ thôn bản có thành tích xuất sắc trong công tác tại cộng đồng
Hinh 8 CĐTB
Bà Nguyễn Thị Tuyết Hằng - Phó Trưởng phòng Điều dưỡng - Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh
giám sát kỹ thuật và đào tạo lại cho Cô đỡ thôn bản sau đào tạo của tỉnh Bình Định.

Tác giả bài viết: Thùy Vy (Khoa TT-GDSK) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập35
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm32
  • Hôm nay9,873
  • Tháng hiện tại193,872
  • Tổng lượt truy cập52,812,213
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây