Ung thư phổi có nguy cơ tăng cao do hút thuốc lá

Thứ năm - 01/10/2020 08:08
Ung thư phổi là một trong những ung thư đứng hàng đầu và là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong các bệnh nhân ung thư ở nam giới. Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20.000 trường hợp tử vong vì bệnh ung thư phổi (UTP), đây thực sự là con số đáng báo động. Nguyên nhân chủ yếu gây ra UTP là do hút thuốc lá vì 90% bệnh nhân UTP là do hút thuốc lá, UTP thường gặp ở nam nhiều hơn nữ rất nhiều lần. Những người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 20 - 40 lần so với người không hút thuốc lá. Có 60 - 70% các trường hợp UTP được phát hiện ở các giai đoạn muộn của bệnh, vì vậy phần lớn các trường hợp này đều không thể chữa trị khỏi.
Người bệnh cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm ung thư phổi (Ảnh Thùy Vy)
Người bệnh cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm ung thư phổi (Ảnh Thùy Vy)
       BsCKII.Nguyễn Minh Trí, Trưởng khoa Ung bướu BVĐK tỉnh Bình Định cho biết: Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây UTP, có 90% bệnh nhân bị UTP là do hút thuốc lá, 90% bệnh nhân UTP hút thuốc lá hơn 10 điếu/ngày trong 20 năm. Tỷ lệ UTP gia tăng tỷ lệ thuận theo số năm hút thuốc và số lượng thuốc hút mỗi ngày. Những người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc UTP cao gấp 20 - 40 lần so với người không hút. Tiếp xúc lâu dài với khói thuốc thụ động cũng làm tăng nguy cơ. UTP thường gặp nhiều nhất ở tuổi 50-75 tuổi, dưới 40 ít gặp và trên 75 tuổi tỷ lệ cũng thấp. UTP rất thường gặp ở các nước công nghiệp phát triển, ở thành thị số người bị UTP nhiều gấp 5 lần ở nông thôn. Những công nhân tiếp xúc với bụi silic có nguy cơ cao bị UTP. Ngoài ra, có những yếu tố nguy cơ khác liên quan đến UTP như: làm việc tiếp xúc tia phóng xạ, thợ mỏ đá và uranium, thợ mỏ than, dầu mỏ, niken, crom, khí than. Ô nhiễm môi trường cũng có vai trò gia tăng UTP.
       Dấu hiệu hay gặp nhất của UTP là ho kéo dài. Ho có đờm, lẫn máu và đau ngực cũng có thể là dấu hiệu chỉ điểm của UTP. Khi bệnh diễn tiến về sau, người bệnh có thể gầy sút, mệt mỏi, thở nông, khàn giọng, khó nuốt, đau xương, thở khò khè và tràn dịch màng phổi. Có khoảng 13% bệnh nhân không biểu hiện bất cứ triệu chứng nào như trên đến khi phát hiện ra UTP. Ngoài các triệu chứng thường gặp trên, bệnh nhân thường đến bệnh viện ở giai đoạn muộn nên có thể xuất hiện các triệu chứng của di căn như di căn hạch thượng đòn, di căn não gây tăng áp lực nội sọ và liệt thần kinh khu trú, di căn xương gây đau ở vị trí di căn, hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên gây phù mặt cổ bạnh.
        Hiện nay, tại BVĐK tỉnh Bình Định đã áp dụng được tất cả các phương pháp điều trị trên bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và chăm sóc nâng đỡ. Để phát hiện sớm UTP chúng ta nên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đối với người trên 40 tuổi chưa có bất cứ triệu chứng gì nên đi chụp X-quang phổi mỗi 6-12 tháng/lần. Khi phát hiện các triệu chứng như ho kéo dài, ho có đờm lẫn máu, đau ngực người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế ngay.
       Người mắc bệnh ung thư nói chung và UTP nói riêng luôn trong tâm trạng hoang mang, lo lắng, luôn có suy nghĩ rằng bệnh của mình không thể chữa khỏi vì vậy dễ dẫn đến stress, bỏ ăn, bỏ ngủ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Người thầy thuốc nên đồng thời là một nhà tâm lý, gần gũi bệnh nhân, quan tâm, chăm sóc, hiểu tâm tư nguyện vọng, chia sẻ với nỗi đau của họ, động viên họ an tâm điều trị. Chính vì thế bệnh nhân mới hợp tác và kết quả điều trị mới đạt hiệu quả cao được. Đặc biệt, yếu tố quan trọng nhất trong việc phòng ngừa UTP là giảm việc hút thuốc lá. Bên cạnh đó cần tạo môi trường sống sạch đẹp, bầu không khí trong lành; không hút thuốc lá, điều trị khỏi những bệnh của phế quản, phổi như viêm phế quản mạn, lao phổi. Đồng thời cải thiện vệ sinh công nghiệp và tránh tiếp xúc với bụi silic cũng giúp chúng ta phòng ngừa được UTP, Bs Trí cho lời khuyên./.

Tác giả bài viết: Thùy Vy (Khoa TT-GDSK) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập111
  • Máy chủ tìm kiếm55
  • Khách viếng thăm56
  • Hôm nay21,872
  • Tháng hiện tại258,856
  • Tổng lượt truy cập53,766,150
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây