HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG THUỐC LÁ 31/5 Chủ đề: "Thuốc lá- mối đe dọa tới môi trường của chúng ta"

Thứ hai - 30/05/2022 15:06
Năm 2022, Ngày thế giới không thuốc lá (31/5) và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phát động có chủ đề: "Thuốc lá- mối đe dọa tới môi trường của chúng ta". Thông qua chủ đề này WHO kêu gọi các quốc gia thúc đẩy các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của công đồng về tác hại của thuốc lá tới sức khỏe, đồng thời kêu gọi người dân không hút thuốc lá để hạn chế rác thải gây ô nhiễm môi trường.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Theo WHO, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây ra hơn 8 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm. WHO kêu gọi các quốc gia thúc đẩy các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của thuốc lá tới sức khỏe, đồng thời để hạn chế rác thải gây ô nhiễm môi trường. Hút thuốc lá cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh về đường hô hấp. Bên cạnh tác hại về sức khỏe, sử dụng thuốc lá còn gây tổn thất về kinh tế đối với các cá nhân, gia đình và xã hội, các tổn thất này bao gồm chi tiêu cho hút thuốc, chi phí cho khám, điều trị bệnh liên quan đến hút thuốc, giảm sút/mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm.
Tại Việt Nam, theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá cho biết: So với năm 2015, tỷ lệ nam giới hút thuốc giảm từ 45,3% xuống 42,3%. Đặc biệt tỷ lệ hút thuốc thụ động cũng giảm đáng kể tại các địa điểm như: nơi làm việc, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, trên phương tiện giao thông công cộng và khu vực trong nhà. Riêng đối với tỷ lệ hút thuốc trong học sinh, kết quả khảo sát hành vi sức khỏe học sinh Toàn cầu tại Việt Nam do Tổ chức Y tế thế giới thực hiện năm 2019 cho thấy  tỷ lệ hút thuốc trong học sinh độ tuổi 13-17 giảm từ 5,36%  năm 2013 xuống 2,78% năm 2019(giảm gần 50%). Đây là những kết quả rất đáng khích lệ trong việc ngăn ngừa hút thuốc lá trong giới trẻ, bảo đảm thành công bền vững của chương trình phòng, chống tác hại của thuốc lá. 
Tuy nhiên, Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá cũng thẳng thắn nêu rõ: công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá cũng gặp nhiều khó khăn như tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nước ta tuy đã giảm nhưng vẫn còn rất cao; đặc biệt hiện nay, trên thị trường lại xuất hiện các sản phẩm như thuốc lá điện tử  thuốc lá không đốt nóng, thuốc lá hút Shisha và được mua bán, quảng cáo nhiều trên mạng xã hội và chủ yếu nhằm vào giới trẻ... "Đây cũng là những sản phẩm gây nghiện và có hại cho sức khỏe. Nếu không kịp thời ngăn chặn thì trong tương lai gần, các tổn thất về sức khỏe và kinh tế do việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới gây ra cũng nghiêm trọng không kém các sản phẩm thuốc lá điếu thông thường, đặc biệt là các hậu quả về sức khỏe trong thế hệ trẻ”.
Kinh nghiệm của các nước cho thấy vì thuốc lá là sản phẩm gây nghiện, nên phòng chống tác hại của thuốc lá là một chương trình lâu dài và cần có những chính sách mạnh mẽ về tăng thuế, xây dựng môi trường không khói thuốc, truyền thông nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá,.. với nỗ lực thường xuyên và bền bỉ mới có thể giảm được tỷ lệ sử dụng thuốc lá như mong đợi. Các hoạt động trong dịp này cần tập trung vào những nội dung cơ bản như: Nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá, các quy định của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá và các văn bản hướng dẫn. 
Thực hiện nghiêm Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá; đẩy mạnh việc thực hiện môi trường không khói thuốc là trách nhiệm của mỗi cấp, mỗi ngành và của mỗi người./.

Tác giả bài viết: BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm14
  • Hôm nay5,722
  • Tháng hiện tại504,531
  • Tổng lượt truy cập53,415,474
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây