XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA CÁC TRƯỜNG HỢP MẮC COVID-19 ĐƯỢC CÁCH LY, THEO DÕI TẠI NHÀ

Thứ tư - 23/03/2022 16:09
Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại các địa phương trên trên địa bàn tỉnh. Số trường hợp mắc COVID-19 (sau đây gọi tắt là F0) tăng cao, đặc biệt là từ sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Tuy nhiên phần lớn số ca mắc thường không có triệu chứng lâm sàng hoặc có triệu chứng nhẹ nên được quản lý, cách ly, theo dõi tại nhà. Việc cách ly, theo dõi các trường hợp F0 tại nhà giúp giảm nhập viện, gây quá tải cho cơ sở y tế không cần thiết. Tuy nhiên, việc thu gom, xử lý chất thải của các trường hợp F0 cách ly tại nhà hiện còn nhiều bất cập:
Công nhân vệ sinh thu gom, vận chuyển chất thải tại các cơ sở cách ly Covid-19. Ảnh: TTXVN.
Công nhân vệ sinh thu gom, vận chuyển chất thải tại các cơ sở cách ly Covid-19. Ảnh: TTXVN.
     - Các địa phương hầu như chưa có phương án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải phát sinh từ các trường hợp F0 đang quản lý tại nhà trên địa bàn.
       - Các hộ gia đình có trường hợp F0 cách ly tại nhà chưa thực hiện phân loại chất thải: Theo quy định, chất thải sinh hoạt phát sinh từ phòng cách ly của người F0 đang được quản lý tại nhà (bao gồm cả đồ vải, quần áo thải bỏ, khẩu trang, khăn giấy, vật tư và khay test nhanh...) và khẩu trang, trang phục phòng hộ cá nhân của người chăm sóc khi tiếp xúc với F0 thải bỏ được coi là chất thải lây nhiễm và phải được bỏ vào túi hoặc thùng có lót túi, bên ngoài túi, thùng đựng chất thải có chữ “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.
       Tuy nhiên, hầu hết các gia đình có trường hợp F0 đang cách ly tại nhà không phân loại mà cho chung vào rác thải sinh hoạt thông thường của gia đình. Những người có ý thức thì còn xịt cồn khử trùng ban đầu đối với chất thải lây nhiễm, người không có ý thức thì thu gom như rác thải sinh hoạt bình thường.
- Chưa tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải lây nhiễm riêng: Các địa phương chưa bố trí người thu gom các túi, thùng đựng chất thải lây nhiễm của các trường hợp F0 được quản lý tại nhà để đưa đến nơi lưu giữ, chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp do địa phương lựa chọn để xử lý theo quy định (hoặc hợp đồng đơn vị có chức năng thu gom và xử lý rác thải lây nhiễm thực hiện). Vì vậy nếu gia đình có phân loại, tách riêng rác thải sinh hoạt phát sinh từ phòng cách ly của người F0 thì cũng không có đơn vị thu gom riêng và cuối cùng cũng nhập chung vào rác thải sinh hoạt.
       Chất thải sinh hoạt phát sinh từ phòng cách ly của người F0 đang được quản lý tại nhà là chất thải lây nhiễm, “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”. Nếu không tổ chức phân loại, thu gom, xử lý riêng sẽ làm phát tán mầm bệnh ra môi trường, nguy cơ lây lan dịch bệnh cho cộng đồng và nhất là người làm công việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác. Đây là vấn đề quan trọng cần quan tâm giải quyết nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19.

Tác giả bài viết: BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay2,302
  • Tháng hiện tại175,101
  • Tổng lượt truy cập52,793,442
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây