Phòng bệnh cho trẻ em trong mùa nắng nóng

Thứ ba - 10/07/2018 10:11
Một số bệnh hay thường gặp ở trẻ em trong mùa nắng nóng vì vậy phụ huynh cần nắm vững các biện pháp phòng tránh, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ em, cụ thể như sau:
Phòng bệnh cho trẻ em trong mùa nắng nóng
*Rôm sảy: do thời tiết nóng nực, gây nên hiện tượng nổi mụn nhọt, rôm sảy và các mẩn ngứa đỏ ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh rất nhiều. Trong khi trẻ không được chăm sóc tốt, đặc biệt là vấn đề vệ sinh ngoài da kém, rôm sảy sẽ phát triển thành mụn mủ có khi thành nhọt, có nguy cơ bị viêm da mãn tính, nặng hơn còn tiến triển thành viêm cầu thận cấp rất nguy hiểm.
 Cách phòng tránh: thường xuyên tắm bé tại nhà và vệ sinh cho trẻ, dùng các loại lá như rau diếp cá, lá kinh giới để tắm cho bé trong mùa hè nóng nực vừa phòng tránh cũng như chữa cho trẻ khỏi bị rôm sảy. Đưa trẻ vào nơi thoáng mát, lau khô mồ hôi, tắm rửa hoặc ít nhất cũng thay quần áo khác sạch sẽ hơn, cho trẻ uống nước. Không bôi phấn rôm trên da trẻ vì phấn rôm sẽ làm bít tắt đường thoát mồ hôi dẫn đến ứ đọng mồ hôi tạo ra nhiều rôm sảy hơn.
*Tiêu chảy: bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng xảy ra nhiều nhất vào mùa hè vì ruồi nhặng phát triển, nguồn nước bị ô nhiễm, ăn hoa quả sống rửa không sạch. Các biểu hiện nổi bật như: số lần đi đại tiện có thể ít (3-5 lần/ngày) hay nhiều (vài chục lần/ngày); đau bụng (từng cơn hay liên tục, mót rặn hoặc đau quanh hậu môn); buồn nôn hay nôn. Đối với trẻ sơ sinh có thể do rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn đường ruột, kém hấp thu dưỡng chất, bị dị ứng thức ăn, dị ứng với sữa hoặc bà mẹ sử dụng quá nhiều thức ăn hoặc thuốc có tính chất nhuận tràng trong giai đoạn cho trẻ bú,…
 Cách phòng tránh: với trẻ sơ sinh đang bú mẹ, không ăn thêm thức ăn nào khác, cách chăm sóc trẻ sơ sinh  đúng cách trong trường hợp ngày đi đại tiện 3-5 lần, phân đôi khi có nước, phân hoa cà, hoa cải…, nếu trẻ không sốt, bú, ngủ bình thường, thì không có gì đáng lo, đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ bú mẹ. Thường xuyên tắm cho bé và vệ sinh hàng ngày. Nếu trẻ có dấu hiệu mắc bệnh tiêu chảy,  hãy mang đến ngay cơ sở y tế hoặc các bệnh viện để các bác sĩ tư vấn và chữa trị.
*Tay chân miệng: do thời tiết nóng nực gây đau họng, sổ mũi đó là triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm virus từ 3- 5 ngày. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em, lây rất nhanh, dễ lan thành dịch làm nhiều trẻ mắc với các biểu hiện: sốt nhẹ hoặc sốt cao; tổn thương ở da như dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối… Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời bệnh rất dễ biến chứng thành viêm não dẫn đến tử vong ở trẻ.
Cách phòng tránh: thường xuyên vệ sinh tắm cho trẻ hàng ngày sạch sẽ cho trẻ. Hiện tại chưa có vacxin để để tiêm phòng cho trẻ nên các biện pháp phòng ngừa vẫn là biểu hiện nhất. Nếu phát hiện trẻ mắc bệnh chân tay miệng hãy mang trẻ đến các bệnh viện gần nhất để được khám và điều trị cho trẻ.
*Bệnh sởi: bệnh sởi ở trẻ là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên. Bệnh lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp. Các triệu chứng thường gặp của bệnh sởi là: có sốt, phát ban và kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau: ho, chảy mũi, đau mắt đỏ, nổi hạch (cổ, chẩm, sau tai), sưng đau khớp. Sau mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng nếu không được điều trị kịp thời như: mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não, có thể dẫn đến tàn phế, tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Đối với phụ nữ mang thai, mắc sởi khi mang thai có thể gây ra sảy thai, đẻ non.
Cách phòng tránh: đưa trẻ đi tiêm phòng bệnh sởi theo đúng lịch tiêm phòng vắc xin sởi.
*Các bệnh về đường hô hấp: nắng nóng, quạt mạnh hay thậm chí nằm điều hoà cũng khiến trẻ có thể ho, sổ mũi và sốt. Không khí ngột ngạt, trẻ chạy nhảy và ra mồ hôi nhiều, mẹ không lau kịp dễ làm bé bị viêm phổi, viêm phế quản. Các trẻ càng nhỏ càng dễ bị nhiễm bệnh. Nếu trẻ có các biểu hiện bị bệnh về đường hô hấp, bố mẹ hãy đưa trẻ đi khám bệnh. Không nên để bệnh kéo dài càng khó chữa và dễ trở thành mạn tính. Cho trẻ ăn cháo/bột loãng hơn thường ngày, uống nhiều nước. Giảm ho, đau họng cho trẻ bằng các bài thuốc dân gian như quất hấp mật ong, lá hẹ chưng đường phèn, phật thủ và kẹo mạch nha. Thường xuyên nhỏ mũi, lau mũi, hút mũi cho trẻ để trẻ dễ thở và dễ bú hơn.

 

Tác giả bài viết: BS. VÕ VĂN THANH Trung tâm Truyền thông – GDSK tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập47
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm42
  • Hôm nay10,626
  • Tháng hiện tại515,338
  • Tổng lượt truy cập53,426,281
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây