Hưởng ứng Tuần lễ làm mẹ an toàn (1-7/10/2023) CHĂM SÓC PHỤ NỮ MANG THAI

Thứ sáu - 06/10/2023 15:13
Phụ nữ mang thai cần khám thai định kỳ ít nhất 4 lần trong ba giai đoạn của thai kỳ tại cơ sở y tế. Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào đều phải đi khám thai ngay.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Lợi ích của các kỳ khám thai:
- Khám thai lần đầu ngay khi chậm kinh, trong vòng ba tháng đầu: Khám để xác định mình có thai hay không nếu có thì hẹn lịch khám thai tiếp theo. Được kiểm tra sức khỏe của bà mẹ và tư vấn các xét nghiệm cần thiết. nhằm phát hiện và dự phòng các bệnh lây truyền từ mẹ sang con (như viêm gan B, HIV, giang mai), sàng lọc tiền sản giật và đái tháo đường thai kỳ…Được sàng lọc trước sinh để phát hiện bất thường ở thai nhi.
- Khám thai lần thứ hai vào 3 tháng giữa của thai kỳ (từ tháng thứ 4 đến đủ 6 tháng): Khám để kiểm tra xem ai có phát triển bình thường không; ngoài ra để theo dõi sức khỏe của bà mẹ
-  Khám thai lần thứ ba và lần thứ tư vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Khám để theo dõi sức khỏe của ba mẹ và sự phát triển của thai nhi; ngoài ra được tư vấn chuẩn bị cho cuộc đẻ và lựa chọn nơi sinh.
 Đăng ký và quản lý thai nghén:
- Phụ nữ mang thai cần đăng ký khám và được quản lý thai nghén tại một cơ sở y tế, tốt nhất là nơi gần nhà.
-  Khám thai không chỉ là siêu âm. Quản lý thai nghén là theo dõi sức khỏe bà mẹ và thai nhi được tiêm phòng uốn ván, tư vấn dinh dưỡng, chăm sóc thai nghén.
 Phụ nữ mang thai cần được tiêm phòng uốn ván đầy đủ để phòng bệnh uốn ván cho trẻ sơ sinh và cả ba mẹ.
- Lần 1: Tiêm sớm khi phát hiện có thai.
- Lần 2: Tiêm sau lần đầu1 tháng và ít nhất trước khi sinh 1 tháng.
Nếu trước khi mang thai đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin uốn ván thì chỉ cần tiêm 1 mũi trong lần mang thai này.
 Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ khi mang thai:
Cần ăn đầy đủ và cân đối 4 nhóm thực phẩm:
Chất bột: gạo,ngô, khoai,..; Chất đạm: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, ốc, đậu, đổ,…;  Chất béo: dầu, mỡ, lạc (đậu phộng), mè,…; Vitamin và khoáng chất:  các loại rau củ, rau muống, rau cải,cà rốt, bí đỏ, cam,…; Nên uống đủ nước khoảng 2 lít bao gồm: sữa, nước cam, nước chanh,…; Uống viên sắt - axít folichoặc viên đa vi chất đều đặn từ khi có thai đến sau sinh một tháng để phòng chống thiếu sắt.
- Không uống rượu bia, nước chè đặc, cà phê, không hút thuốc lá hạn chế ăn nhiều các chất gia vị có tính kích thích như tỏi ớt hạt tiêu phụ nữ mang thai
- Cần làm việc nhẹ nghỉ ngơi hợp lý, lao động vừa sức, làm việc nhẹ, đặc biệt trong 3 tháng đầu vì dễ gây sảy thai và trong 3 tháng cuối vì dễ gây đẻ non.
- Hạn chế quan hệ tình 3 tháng đầu và 3 tháng cuối đặc biệt với phụ nữ có tiền sử sảy thai hoặc dọa sảy thai.
 Các dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳ mang nghén, cần đến cơ sở y tế khám cho kịp thời để an toàn cho mẹ và con: Ra máu từ cửa mình (âm hộ) hoặc đau bụng; Phù mặt, chân, tay, nhìn mờ hoặc đau đầu nhiều; Sốt cao trên 38,5 độ C; Thấy xanh xao, mệt mỏi, đánh trống ngực, khó thở; Ra nước ối mà không có cơn đau đẻ; Có cơn  ngất hoặc co giật; Thấy cử động thai yếu hơn và ít đi so với mọi ngày; Sút cân hoặc không tăng cân sau tháng thứ 4; Đến ngày dự kiến sinh mà chưa chuyển dạ./.

 

Tác giả bài viết: CN.Thái Thị Nhung (TTKSBT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập54
  • Hôm nay569
  • Tháng hiện tại85,155
  • Tổng lượt truy cập52,228,112
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây