Tăng cường phòng, chống dịch bệnh bạch hầu.

Thứ năm - 18/06/2020 14:56
Theo Hệ thống thông tin báo cáo Bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam, từ đầu năm đến nay, khu vực Tây Nguyên đã ghi nhận một số trường hợp bệnh bạch hầu tại một số huyện trên địa bàn hai tỉnh: Kon Tum, Đăk Nông. Vừa qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã ban hành Công văn số 568/TTKSBT-PCBTN ngày 16/6/2020 về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh bạch hầu.
Cần cho trẻ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch để phòng bệnh bạch hầu cho trẻ. (Ảnh Thùy Vy)
Cần cho trẻ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch để phòng bệnh bạch hầu cho trẻ. (Ảnh Thùy Vy)
      Theo đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đề nghị Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường triển khai một số biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả. Cụ thể, tăng cường công tác giám sát bệnh, đặc biệt là các trường hợp có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp tính đến khám, điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; chú trọng địa bàn giáp ranh với các tỉnh Tây Nguyên (huyện Vân Canh, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh và An Lão) nhằm phát hiện sớm ca bệnh. Khi phát hiện ca bệnh nghi ngờ cần cách ly, lấy mẫu xét nghiệm và điều trị kịp thời nhằm hạn chế lây lan bệnh và tử vong. Đồng thời triển khai ngay biện pháp xử lý dịch, không để lây lan trong cộng đồng.
     Bên cạnh đó, cần tăng cường truyền thông, giáo dục sức khỏe, cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh bạch hầu cho nhân dân, nhất là các bà mẹ, thầy, cô giáo biết để phát hiện sớm, cách ly, thực hiện các biện pháp phòng bệnh và phối hợp với cán bộ y tế trong việc tiêm phòng vắc xin có thành phần bạch hầu đầy đủ, đúng lịch….Tăng cường công tác tiêm chủng, đảm bảo tỷ lệ trẻ được tiêm chủng  đầy đủ đạt trên 98%; rà soát và tổ chức tiêm vét, tiêm bù vắc xin cho các đối tượng trong diện chưa được tiêm chủng đầy đủ. Lưu ý các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; vùng gần biên giới với các tỉnh đang có dịch bạch hầu. Lập kế hoạch tiêm bổ sung vắc xin Td (vắc xin phòng bệnh uốn ván, bạch hầu) cho trẻ trong diện quy định trên địa bàn. Các đơn vị phải chuẩn bị đầy đủ thuốc, vật tư, hoá chất... đảm bảo công tác điều trị, dự phòng và xử lý môi trường trong trường hợp có dịch xảy ra./.

Tác giả bài viết: Thùy Vy (Khoa TT-GDSK) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập28
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm27
  • Hôm nay16,051
  • Tháng hiện tại520,763
  • Tổng lượt truy cập53,431,706
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây