Nắng nóng kéo dài trẻ em nhập viện

Thứ sáu - 12/06/2020 09:57
Thời tiết oi bức, nắng nóng kéo dài khiến nhiều trẻ em phải nhập viện điều trị, đa số đều liên quan đến các bệnh hô hấp, tiêu hóa và sốt xuất huyết.
Điều trị bệnh nhi Lê Anh Khôi bị tay chân miệng tại Khoa Nhi, Trung tâm Y tế thành phố Quy Nhơn (Ảnh: Thu Phương)
Điều trị bệnh nhi Lê Anh Khôi bị tay chân miệng tại Khoa Nhi, Trung tâm Y tế thành phố Quy Nhơn (Ảnh: Thu Phương)
     Điển hình trường hợp bé Lê Anh Khối, ở Quy Nhơn, 20 tháng nhập viện vào ngày 25/5/2020 tại Trung tâm Y tế thành phố Quy Nhơn trong tình trạng nổi mụn nước xen kẽ toàn thân, ngứa nhiều hay quấy khóc. Sau khi thăm khám các bác sỹ đã chẩn đoán bệnh nhi bị bệnh tay chân miệng hiện bé điều trị ổn định. Hay trường hợp bé Nguyễn Ngọc Khánh Quỳnh, 12 tuổi, Phường Lê Hồng Phong nhập viện 22/5/2020 với tình trạng sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, dùng hạ sốt không giảm đến 15 giờ ngày 26/5/2020 bệnh nhi lừ đừ, mệt mỏi toàn thân, bụng mềm, gan không lớn, sốt cao, có dấu hiệu cảnh báo. Sau khi được điều trị tích cực, truyền dịch, hiện tại bệnh nhi tỉnh táo, không sốt, không nôn, mạch rõ, huyết áp bình thường, da niêm mạch hồng, bệnh ổn định.
      Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng khoa Nhi, Trung tâm Y tế thành phố Quy Nhơn cho hay: “Nắng nóng gay gắt khiến trẻ gia tăng nhiều loại bệnh như sốt xuất huyết; tiêu chảy cấp, kiết lỵ do ăn uống không đảm bảo vệ sinh; bệnh về đường hô hấp do viêm mũi họng, ho, sổ mũi, có nhiều trường hợp bệnh nặng đến viêm phế quản, viêm phổi. Hiện, khoa Nhi điều trị khoảng 50 trường hợp, trong đó sốt xuất huyết chiếm 20%, tiêu hóa 15%, hô hấp 15%...”.
     Đáng chú ý, dưới tác động của nắng nóng và tia cực tím, sức đề kháng của trẻ em giảm. Đồng thời, trẻ em dễ thiếu nước dẫn đến rối loạn điện giải do bài tiết mồ hôi nhiều hơn, đặc biệt các bệnh lý hô hấp. Song song với đó, thời tiết này cũng khiến thực phẩm dễ ôi thiu, nếu trẻ ăn phải cũng dẫn đến các bệnh về đường ruột như tiêu chảy cấp.
       Ghi nhận tại nhiều cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh cho thấy, so với những năm trước đây, số lượng bệnh nhân đến khám, nhập viện do thời tiết nắng nóng ở thời điểm này vẫn chưa tăng cao đến đỉnh điểm. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo cần tạo lập những thói quen tốt để phòng tránh bệnh dễ xảy ra trong mùa nắng nóng. Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn lưu ý: “Phụ huynh nên giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, không nên đưa trẻ đến những nơi đông người, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, cung cấp đầy đủ nước và chất dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Tránh cho trẻ ra ngoài đường vào giờ nắng nóng cao điểm; cần đặc biệt quan tâm chế độ ăn uống của trẻ, lựa chọn và bảo quản thực phẩm đúng cách. Không nên chủ quan với các biểu hiện ho, sốt, sổ mũi của trẻ và cần đến cơ sở y tế sớm nhất để được khám, điều trị”.
      Ngoài ra, bệnh nhi mắc các bệnh tiêu hóa thường liên quan đến ăn uống. Do đó, các bậc phụ huynh phải luôn giữ vệ sinh ăn uống cho trẻ, bảo quản thức ăn, thực phẩm không bị ôi thiu. Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh hạn chế để trẻ bị sốc nhiệt, không đưa trẻ đi ra ngoài trong thời tiết nắng nóng. Phụ huynh cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cho trẻ uống đủ nước, đề phòng mất nước. Thường từ 10h sáng đến 17h chiều là thời điểm nắng nóng nhất, nhiều tia cực tím nhất, rất độc hại cho sức khỏe nên phụ huynh đừng để trẻ phải ra nắng. Đặc biệt, phải cho trẻ uống nhiều nước bởi vì nắng nóng thì thiếu nước, trẻ dễ suy kiệt và bị bệnh.

Tác giả bài viết: Thu Phương - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay16,522
  • Tháng hiện tại521,234
  • Tổng lượt truy cập53,432,177
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây