Trạm Y tế xã Cát Khánh, Phù Cát: Nỗ lực phòng chống sốt xuất huyết

Thứ ba - 09/06/2020 09:34
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn xã Cát Khánh, ngay từ đầu năm, Trạm Y tế xã Cát Khánh đã xây dựng và triển khai kế hoạch nhằm tập trung khống chế tỷ lệ mắc, tử vong do sốt xuất huyết, khống chế không để dịch lớn xảy ra.
Soi bắt muỗi tại thôn Thắng Kiên, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát (Ảnh: Thu Phương)
Soi bắt muỗi tại thôn Thắng Kiên, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát (Ảnh: Thu Phương)
      Theo báo cáo của Trạm Y tế xã Cát Khánh, từ đầu năm 2020 đến ngày 08/6/2020, xã Cát Khánh có 15 trường hợp mắc sốt xuất huyết và 03 ổ dịch ở thôn Thắng Kiên, An Quang Tây, An Quang Đông. Sau khi phát hiện, Trạm Y tế đã triển khai  xử lý chủ động 03 ổ dịch trong vòng 48 giờ. Đồng thời, đã tổ chức 7 đợt diệt lăng quăng tại 7 thôn; xử lý 1.108 dụng cụ chứa nước có bọ gậy; tổ chức 14 lượt phun hóa chất phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Chiến dịch diệt bọ gậy và phun hóa chất được triển khai đúng tiến độ và đạt hiệu quả, các hoạt động giám sát, truyền thông, xử lý dịch được triển khai kịp thời, đúng quy định.
       Bác sỹ Phan Văn Ngà, Trưởng trạm Y tế xã Cát Khánh cho biết: “Cán bộ của Trạm Y tế cùng với 13 cộng tác viên của 08 thôn thường xuyên bám sát địa bàn để giám sát mật độ lăng quăng, kịp thời xử lý khi mật độ lăng quăng cao và xuất hiện ca bệnh, không để lây lan diện rộng. Trạm Y tế xã đã xây dựng kế hoạch hoạt động phòng chống sốt xuất huyết, tổ chức họp phân công nhiệm vụ từng thành viên tuyên truyền người dân thu gom phế thải, hướng dẫn biện pháp phòng bệnh, thau rửa chum vại, đậy nắp, thả cá, xử lý dụng cụ đựng nước để không còn lăng quăng; thống kê số hộ có dụng cụ chứa nước có lăng quăng, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi và hướng dẫn cách xử lý để hạn chế muỗi gây bệnh”.
         Bên cạnh đó, Trạm Y tế xã chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh của xã, kết hợp phát tờ rơi, tư vấn, tập trung công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về các biện phòng chống sốt xuất huyết. Đặc biệt là tuyên truyền tại các trường học về nâng cao trình độ hiểu biết về bệnh sốt xuất huyết, hướng dẫn cách phòng chống sốt xuất huyết, thực hiện hành vi kiểm soát và xử lý bọ gậy tại mỗi hộ gia đình. Đồng thời, duy trì việc tổ chức vệ sinh môi trường định kỳ hàng tháng trong 8 thôn, thu gom phế liệu, diệt lăng quăng trên toàn xã. Huy động sự tham gia của nhà trường, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, sự ủng hộ của chính quyền địa phương và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tham gia các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết Dengue. Ngoài ra, chủ động giám sát ca bệnh trên địa bàn, theo dõi chặt chẽ, hệ thống tình hình diễn biến ca bệnh. Chủ động điều tra ca bệnh trong cộng đồng. Kiểm tra giám sát các ổ dịch cũ không để bùng phát và lây lan trong cộng đồng.
      Với sự chủ động về mọi mặt, công tác phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn xã tiếp tục mang lại nhiều hiệu quả trong thời gian tới, hạn chế được số trường hợp mắc bệnh và lây lan, góp phần nâng cao hơn nữa sức khỏe trong thời gian tới, hạn chế được số trường hợp mắc bệnh và lây lan, góp phần nâng cao hơn nữa sức khỏe trong nhân dân.

 

Tác giả bài viết: Thu Phương - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập43
  • Hôm nay1,558
  • Tháng hiện tại185,557
  • Tổng lượt truy cập52,803,898
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây