Ngộ độc thực phẩm - Nguyên nhân và cách điều trị

Thứ hai - 13/02/2023 14:53
SKĐS - Ngộ độc thực phẩm là tình trạng người bệnh bị trúng độc do ăn uống phải những thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc các thực phẩm bị biến chất, ôi thiu, vượt quá liều lượng cho phép các chất bảo quản, chất phụ gia …
Mặc dù khá khó chịu nhưng ngộ độc thực phẩm không phải là bất thường
Mặc dù khá khó chịu nhưng ngộ độc thực phẩm không phải là bất thường

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) có 48 triệu người ở Hoa Kỳ (khoảng 1 trong số 7 người) mắc một số dạng NĐTP mỗi năm. Trong số 48 triệu người đó, 128 ngàn người phải nhập viện, chiếm tỷ lệ 26,7%.

Triệu chứng?

Đôi khi NĐTP nhẹ có thể không bị phát hiện, NĐTP thông thường sẽ bao gồm một số triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, ăn không ngon, sốt nhẹ, đau đầu.

Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào nguồn lây nhiễm.

ADVERTISING

Các triệu chứng NĐTP có khả năng đe dọa tính mạng là tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày, sốt cao hơn 38,9°C, khó nhìn khó nói, các triệu chứng mất nước nghiêm trọng bao gồm khô miệng, đi ít hoặc không có nước tiểu, nước tiểu có máu.

NĐTP kéo dài bao lâu?

Khoảng thời gian để xuất hiện triệu chứng tùy thuộc vào nguồn lây nhiễm có thể dao động từ 30 phút đến tối đa là 8 tuần. Dù có điều trị hay không, hầu hết các trường hợp sẽ khỏi sau 1 tuần.

Nguyên nhân?

Hầu hết các vụ NĐTP có thể bắt nguồn từ một trong ba nguyên nhân chính: vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc virus.

Vi khuẩn: là nguyên nhân phổ biến nhất gây NĐTP như E.coli, đặc biệt là E.coli sinh độc tố Shiga (STEC); Listeria monocytogenes; vi khuẩn Salmonella; Campylobacter; Clostridium botulinum; Staphylococcus aureus; Shigella; Vibrio vulnificus.

Salmonella là nguyên nhân vi khuẩn lớn nhất trong các vụ NĐTP ở Hoa Kỳ.  Theo CDC, ước tính có khoảng 1.350.000 trường hợp NĐTP, bao gồm 26.500 ca nhập viện, có thể bắt nguồn từ nhiễm khuẩn Salmonella mỗi năm.

Ngoài ra, Campylobacter và C. botulinum là hai loại vi khuẩn ít được biết đến và có khả năng gây chết người có thể ẩn náu trong thực phẩm.

Ký sinh trùng: NĐTP do ký sinh trùng không phổ biến như do vi khuẩn, nhưng vẫn rất nguy hiểm.  Chúng bao gồm: Toxoplasma gondii;giardia lamblia; Taenia saginata (sán dây bò); Taenia solium (sán dây lợn); Diphyllobothrium latum (sán dây cá); Cryptosporidium; Ascaris lumbricoides

Theo CDC, Toxoplasmosis là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do NĐTP ở Hoa Kỳ.  Ký sinh trùng có thể sống trong đường tiêu hóa và không bị phát hiện trong nhiều năm.  Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu và những người mang thai có nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn nếu một số ký sinh trùng cư trú trong ruột của họ.

Virus: Norovirus (virus Norwalk, virus Rota),  Astrovirus, Sapovirus, Norovirus gây ra 19 đến 21 triệu trường hợp nôn mửa và tiêu chảy ở Hoa Kỳ mỗi năm. 

Ngoài ra, NĐTP cũng có thể do nguyên nhân nhiễm các chất hóa học: ô nhiễm kim loại nặng (thực phẩm được nuôi trồng, chế biến tại các khu vực mà nguồn nước, đất bị ô nhiễm  kim loại nặng); dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; phụ gia thực phẩm; chất phóng xạ.

Cách  sơ cứu:

- Loại bỏ nhanh chóng các chất độc trong cơ thể bằng cách cho bệnh nhân uống nước, tiếp theo là kích thích cơ học vào cổ họng bằng ngón tay chặn xuống lưỡi cho đến khi nôn được. Chỉ gây nôn khi bệnh nhân còn tỉnh, khi nôn vị trí đầu nằm nghiêng, trường hợp cần thiết giữ lại một ít thứ đã nôn ra để xét nghiệm.

- Trong trường hợp không nôn được, cho người bệnh uống Than hoạt tính,  Carbogast, Carbotrim. Tác dụng của than hoạt tính là hút các chất độc ngăn không cho chất độc thấm vào máu.

- Sau khi nôn hoặc đi ngoài nên cho bệnh nhân uống 1 lít nước pha với một gói Orezol (nếu không có sẵn gói Orezol thì có thể pha 1/2 thìa cà phê muối với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước).

Bệnh nhân ngộ độc nhẹ sau khi nôn và đi ngoài thải hết chất độc sẽ bình phục, nên cho ăn cháo, không nên ăn thức ăn cứng, tránh các loại thực phẩm khó tiêu hóa như sữa, pho mát, chất béo, thức ăn nhiều gia vị, cafein, rượu bia, nicotin…

Trị NĐTP nên cho nôn và đi tiêu ra hết thức ăn có nhiễm độc, không dùng thuốc chống nôn và thuốc cầm tiêu chảy để hãm lại, nên để bệnh nhân càng đi tiêu hết càng tốt.

 Điều quan trọng đối với những người bị NĐTP là được nghỉ ngơi nhiều.

Trường hợp sau khi sơ cứu chưa bình phục ngay và có hiện tượng tím tái, khó thở cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất

NĐTP có để lại di chứng không?

Biến chứng y khoa là một sự tiến triển không thuận lợi hoặc hậu quả của một bệnh, một tình trạng sức khỏe hoặc một liệu pháp. Bệnh có thể trở nên tồi tệ hơn hoặc dấu hiệu, triệu chứng nặng hơn, cũng như những thay đổi bệnh lý mới.

Còn di chứng là chứng tật còn lại lâu dài sau khi đã khỏi bệnh.                                  

NĐTP có thể gây nên biến chứng như:

- Rối loạn nước và điện giải: cần phải được bù đủ nước và chất điện giải sử dụng dung dịch uống Oresol. Nếu bệnh nhân không uống được, nôn ói nhiều phải sử dụng đường truyền tĩnh mạch với các dung dịch thích hợp như NaCl 0,9% hay Ringer Lactat tại bệnh viện.

- Tiêu chảy kéo dài sau NĐTP: Nguyên nhân chính  gây nên bởi hội chứng ruột kích thích do thành ruột bị tổn thương không thể bài tiết được các men tiêu hóa, không thể hấp thụ được các chất, và do hệ vi khuẩn đường ruột bị tổn thương do ngộ độc và chưa khôi phục lại được trạng thái bình thường. Có thể dùng các men tiêu hóa như Antibio

- Thường thì biểu hiện tiêu chảy ở bệnh nhân do biến chứng NĐTP sẽ được cải thiện sau khi các tổn thương do ngộ độc gây nên được hồi phục.

- Có thể gây ra viêm khớp phản ứng (hội chứng Reiter) rất hiếm gặp biểu hiện ở nam giới tuổi từ 20 đến 40 và liên quan một số yếu tố di truyền (HLA-B27).

- Hội chứng tăng ure tán huyết  khá hiếm gặp,  xảy ra ở trẻ em chủ yếu do nhiễm E.Coli.

Nếu được điều trị đúng cách, hầu hết NĐTP  đều có thể được đẩy lùi nhanh chóng và hầu như không để lại di chứng.

Tác giả bài viết: Theo Sức khỏe - Đời sống

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập50
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm49
  • Hôm nay7,018
  • Tháng hiện tại179,817
  • Tổng lượt truy cập52,798,158
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây