Tại Việt Nam, việc triển khai tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em được Bộ Y tế triển khai và sẽ công bố loại vắc xin tiêm cho trẻ em trong độ tuổi từ 12-17 trong thời gian tới. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tiên chủng cho trẻ, theo lộ trình Bộ Y tế sẽ hướng dẫn tiêm cho trẻ từ 16-17 tuổi trước, sau đó hạ dần độ tuổi.
Thông tin thêm về tiêm vắc xin cho trẻ em từ 12-17 tuổi, hiện tại theo FDA chấp thuận sử dụng vắc xin của Pfizer-BioNTech cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Một số loại vắc xin khác như Mordena, Sionvac, Soberana 2, ZyCoV-D (Ấn Độ) vẫn được nghiên cứu thêm trên đối tượng trẻ em và được chấp thuận tại một số nước. Nhiều sản phẩm vắc xin COVID-19 được phép sử dụng khẩn cấp ở người lớn như AstraZeneca, Pfizer-BioNTech, Mordena cũng được thử nghiệm ở trẻ từ 12 tuổi trở lên. Các thử nghiệm lâm sàng so sánh tính an toàn và hiệu quả của vắc xin. Và những nghiên cứu này, đã xác nhận vắc xin an toàn để sử dụng cho trẻ từ 12-17 tuổi.
Theo các chuyên gia y tế, việc tiêm phòng vắc xin COVID-19 cho trẻ em rất cần thiết để giảm nguy cơ nhiễm bệnh; giảm nguy cơ trở nặng và giảm khả năng lây bệnh cho người khác. Vì vậy, để chuẩn bị tốt tâm lý cho trẻ, trước khi tiêm, các bậc phụ huynh hãy nên chia sẻ với con mình về lợi ích của tiêm chủng; cho trẻ ăn uống đầy đủ chất, không bỏ bữa; tuân thủ 5K để bảo đảm phòng chống dịch COVID-19 tại điểm tiêm chủng; mặc quần áo rộng rãi khi đến nơi tiên chủng, giữ tinh thần thoải mái.Ngay sau tiêm phòng. Trẻ cần được theo dõi ít nhất 30 phút tại điểm tiêm. Sau đó, về nhà cha mẹ tiếp tục theo dõi sức khỏe của trẻ về các phản ứng có thể gặp sau tiêm phòng COVID-19 như tại vị trí tiêm có dấu hiệu đau, mẫn đỏ, sưng tấy hoặc mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt, buồn nôn, các phản ứng này thường xảy ra trong vòng 1 hoặc 2 ngày kể từ từ khi vắc xin. Đây là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể đang tạo hàng rào bảo vệ và sẽ tự hết trong vòng vài ngày đầu.
Đặc biệt lưu ý, trong thời gian theo dõi tại nhà trong vòng 7 ngày đầu sau tiêm, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nếu trẻ có các dấu hiệu như tê quanh môi hoặc lưỡi; ở da có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ, tím tái hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da; ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó; có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội; li bì, ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật; có hấu hiệu tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất; nôn đau quặn bụng hoặc tiêu chảy; sốt cao liên tục trên 390C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt… khi có các dấu hiệu trên cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và xử trí kịp thời./.