PHÒNG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Thứ ba - 28/05/2019 08:15
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh khá phổ biến trong cộng đồng, người mắc bệnh này dễ dẫn đến viêm phổi, suy tim và dần dần tử vong. Số người mắc bệnh và tần suất tử vong đang có chiều hướng gia tăng trong cộng đồng. Bệnh nhân thường đến các cơ sở y tế khám và chữa bệnh trong giai đoạn muộn, khi tình trạng tắc nghẽn đã nặng.
PHÒNG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính biểu hiện bằng các triệu chứng khó thở thường xuyên, tăng dần và không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn được. Quá trình diễn biến của bệnh lâu dài, là một bệnh thường gặp và ngày càng gia tăng trong cộng đồng.
    Dự báo đến năm 2020, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ đứng hàng thứ 3 về mức độ tử vong sau bệnh tim mạch và tai biến mạch não trong khi bệnh Lao vẫn nằm ở vị trí thứ 7.  Theo một cuộc điều tra toàn quốc năm 2012, tỷ lệ mắc bệnh phổi mãn tính ở nam giới chiếm 2,2%, đặc biệt ở những người trên 40 tuổi ở nam giới có hút thuốc lá thì tỷ lệ tăng gấp đôi, tức là 4,4%.
   Các dấu hiệu để nhận biết bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính gồm: ho và khạc đờm mãn tính. Nếu so sánh ở hai người cùng tuổi, cùng làm việc nặng như nhau thì những người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính sẽ nhanh mệt hơn. Đây là biểu hiện đầu tiên nhưng lại không phải quá sớm, mà là rất muộn.
    Điều nguy hiểm là hàng năm, bệnh nhân thường bị vài đợt nặng lên, không thể kiểm soát được nữa và phải nhập viện. Khi vào viện điều trị một thời gian cảm thấy đỡ khó thở hơn nhưng một thời gian sau bệnh tái phát, những lần như thế người ta gọi là những đợt cấp hay những đợt bùng phát của bệnh. Một trong những nguyên tắc quan trọng đối với bệnh nhân là không nên để cho bệnh bùng phát, không để tiến triển nặng sẽ kéo dài cuộc sống người bệnh hơn.
     Để kiểm soát bệnh hiệu quả nhất mà không quá tốn kém về chi phí điều trị, người bệnh cần phải hiểu về bệnh và tự kiểm soát mình, biết sử dụng thuốc một cách đúng đắn, khoa học, tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc, các yếu tố cần lưu ý đó là đối với những người bị bệnh phổi mạn tính nên giữ ổn định trọng lượng, không để tăng cân. Vì việc tăng cân sẽ làm cho tim, phổi hoạt động nhiều hơn. Thông thường những người đã bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thì tim sẽ bị ảnh hưởng. Nếu không kiểm soát được cân nặng sẽ làm cho bệnh phổi nặng dẫn đến suy tim và làm cho cuộc sống ngắn hơn.
      Những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần tránh những đợt bị nhiễm khuẩn hô hấp bằng cách đi tiêm phòng ngừa bệnh cúm, cúm mùa đông…và điều quan trọng là phải giữ cho môi trường sạch sẽ, thoáng mát, tránh khói bụi, khói thuốc lá và từ bỏ thuốc lá.
      Bên cạnh đó, nên giữ ấm, tránh bị lạnh đột ngột và đặc biệt là phải vệ sinh răng miệng tốt. Ở những người già, thông thường vệ sinh răng miệng răng không được tốt, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào phổi gây bệnh. Tất cả những yếu tố đó làm cho người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bùng phát thành đợt bất cứ lúc nào.
     Đối với những người chưa bị bệnh, cách phòng tránh tốt nhất là cách ly thuốc lá. Đấy là yếu tố đầu tiên, ngoài ra cần tránh xa những thứ khói bụi có hại, sinh hoạt điều độ và tập luyện thể thao để cho cơ thể khỏe mạnh. 
      Việc sử dụng thuốc dự phòng và thuốc cắt cơn phải có chỉ dẫn cụ thể của thầy thuốc. Dùng thuốc qua đường hô hấp sẽ có tác dụng hiệu quả nhanh vì phổi hấp thụ trực tiếp và giảm các tác hại không mong muốn./.

Tác giả bài viết: Thùy Vy (Khoa TT-GDSK) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập178
  • Máy chủ tìm kiếm67
  • Khách viếng thăm111
  • Hôm nay1,398
  • Tháng hiện tại268,925
  • Tổng lượt truy cập53,776,219
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây