Vitamin C rất quan trọng đối với sức khỏe miễn dịch. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng này có thể giúp giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng đường hô hấp trên, bao gồm cả cảm lạnh thông thường và COVID-19.
Cung cấp đủ vitamin C cho cơ thể được xem là chìa khóa giúp tăng cường sức đề kháng, nhất là trong thời điểm dịch COVID-19 đang lây lan rộng như hiện nay.
Nhiều người vẫn thường “truyền tai” nhau một trong những cách để tăng sức đề kháng, phòng ngừa virus Corona hiệu quả là bổ sung vitamin C vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày. Vậy điều đó có đúng không, chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời.
Các trái cây thuộc họ cam quýt: Vitamin C chính là chìa khóa để tăng cường sức đề kháng, bởi Vitamin C làm tăng sự sản xuất bạch cầu. Các trái cây chứa nhiều vitamin C bao gồm bưởi, những quả thuộc họ cam, quýt, chanh,... Do vitamin C không được dự trữ trong cơ thể nên việc bổ sung vitamin C phải đều đặn hàng ngày. Đối với người đau dạ dày có thể bổ sung vitamin C bằng một số loại như ổi, đu đủ, rau cải thìa, bắp cải, rau mầm,...Bổ sung vitamin tăng sức đề kháng cho bé bằng cách thêm trái cây vào khẩu phần ăn là vô cùng cần thiết.
Ngoài ra, cần tăng cường sử dụng các loại rau quả tự nhiên giàu vitamin C trong bữa ăn hàng ngày được xem là cách bổ sung an toàn, hiệu quả nhất vì ngoài các loại trái cây họ cam quýt thì có nhiều loại rau quả rất gần gũi với chúng ta có lượng vitamin C dồi dào hơn cam.
- Ớt chuông đỏ: Ớt chuông đỏ chứa nhiều vitamin C gấp 2 lần so với họ cam quýt. Ngoài ra ớt chuông đỏ cũng là nguồn cung cấp beta carotene dồi dào. Bên cạnh giúp tăng sức đề kháng, vitamin C còn có tác dụng giữ một làn da khỏe mạnh, còn beta carotene giúp cho mắt và da khỏe mạnh hơn.
- Bông cải xanh: Bông cải xanh chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin A, C, E và giàu hàm lượng chất C. Đây là loại rau tốt nhất cho sức khỏe nên bổ sung vào thực đơn các món ăn của cả gia đình. Chìa khóa để giữ các vitamin và khoáng chất trong bông cải xanh là thời gian đun nấu càng ngắn càng tốt, hoặc thậm chí là không cần đun nấu.
Tác giả bài viết: Tuyết Nga - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật