Hưởng ứng Tuần lễ “Dinh dưỡng và Phát triển” (16-23/10/2021): Đảm bảo dinh dưỡng trong mùa dịch Covid-19

Thứ ba - 19/10/2021 14:41
Việc áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý và rèn luyện thể lực là rất cần thiết để tăng sức đề kháng của cơ thể mỗi người.
Tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ có con nhỏ (Ảnh: Thu Phương)
Tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ có con nhỏ (Ảnh: Thu Phương)
 Để nâng cao sức khỏe trong mùa dịch Covid-19, mọi người cần ăn đủ 3 bữa chính, không bỏ bữa, có thể thêm 1-3 bữa phụ; Với người mắc bệnh cần thực hiện đúng chế độ dinh dưỡng phù hợp bệnh lý theo sự tư vấn của cán bộ dinh dưỡng hoặc bác sĩ. Đồng thời, ăn nhiều hơn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật nhiều vitamin A và caroten (gan, trứng, khoai lang, bí ngô, cà rốt, đu đủ, xoài, bông cải/xúp - lơ…); ăn nhiều hơn các loại rau xanh và hoa quả nhiều vitamin C (cam, bưởi, ổi…), các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm (đậu, đỗ, hạt hạnh nhân, thịt heo, thịt bò, hàu, sò…); ăn nhiều hơn thực phẩm nhiều selen (trứng, nấm, tôm, đậu đỗ, ngũ cốc, thịt heo, bò…).
Tăng cường sử dụng, hành, tỏi, gừng, sả, chanh, và các loại rau thơm nhiều hóa thực vật và tinh dầu (bạc hà, kinh giới, tía tô…) trong các bữa ăn hàng ngày vì những thực phẩm này có tính kháng khuẩn cao. Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm, uống từng ngụm nhỏ, nhiều lần trong ngày mỗi ngày uống không dưới 1500ml nước ấm. Hạn chế đồ dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ngọt. Hạn chế bia rượu, tuân thủ 5K để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh Covid - 19 truyền qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với bề mặt nhiễm.
Hạn chế mua các loại thức ăn, đồ hộp chế biến sẵn không bảo đảm dưỡng chất vì đã trải qua quá trình chế biến, đóng gói công nghiệp. Hạn chế sử dụng nước ngọt có ga hoặc thức uống có chứa cà phê. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đọc kỹ nhãn mác thực phẩm trước khi mua và sử dụng. Ăn uống đảm bảo vệ sinh, luôn ăn chín, uống chín để hạn chế nguy cơ lây bệnh qua thực phẩm. Không sử dụng đũa, thìa cá nhân để lấy các món ăn dùng chung nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm vi rút, vi khuẩn qua đường ăn uống... Ngoài ra, để phòng chống các bệnh như đái tháo đường, tim mạch, huyết áp, người dân cần hạn chế uống rượu, bia và không hút thuốc lá, thuốc lào. Ngủ đủ giấc giúp cơ thể hồi phục sau thời gian làm việc căng thẳng. Ngủ không đủ giấc cơ thể sẽ bị giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh. Nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ 6-8 tiếng mỗi ngày. Trong mùa dịch đặc biệt thời gian giãn cách xã hội các chị em vẫn nên duy trì tập luyện thể lực đều đặn; nếu không được ra ngoài đi bộ, tập thể dục ngoài trời có thể đi bộ và tập trong nhà.
Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý là một việc rất cần thiết, không chỉ góp phần vào sự phát triển thể chất, thể lực một cách hiệu quả mà còn góp phần không nhỏ trong việc phòng chống một số bệnh mãn tính, bệnh không lây nhiễm gây giảm chất lượng cuộc sống và có thể dẫn đến tử vong.
Trong  bữa cơm của từng gia đình, hàng ngày mỗi cá nhân đều cần được cung cấp một lượng thức ăn nhất định, đảm bảo đáp ứng đầy đủ và cân đối cho cơ thể  bao gồm: chất đạm, các chất đường bột, các chất béo từ dầu mỡ, các chất sợi xơ từ rau quả, các loại vitamin, chất khóang và nước. Bên cạnh đó cần kết hợp với việc chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao bằng nhiều cách giúp cơ thể có khả năng sinh ra những kháng thể có lợi phòng ngừa bệnh tật như đi bộ, tập yoga, đá cầu, cầu lông… Ngoài việc bữa ăn cần đảm bảo đủ về số lượng và cân đối về chất lượng, đảm bảo hợp vệ sinh còn cần đảm bảo nguồn nước sạch và được sống trong môi trường hợp vệ sinh. Toàn dân thực hiện dinh dưỡng hợp lý, tăng cường sức khỏe, nâng cao đề kháng, góp phần phòng chống dịch bệnh.

Tác giả bài viết: Thu Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập41
  • Hôm nay6,846
  • Tháng hiện tại179,645
  • Tổng lượt truy cập52,797,986
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây