Đảm bảo an toàn trong tiêm chủng cho trẻ

Thứ tư - 06/05/2020 09:37
Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Bồng Sơn, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố và 11 cơ sở tiêm chủng trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai tiêm chủng mở rộng, nhưng phải đảm bảo an toàn tiêm chủng và thực hiện đầy đủ biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Tiêm vắc xin cho trẻ tại điểm tiêm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (Ảnh: Thu Phương)
Tiêm vắc xin cho trẻ tại điểm tiêm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (Ảnh: Thu Phương)
       Bác sỹ Huỳnh Vĩnh Thu – Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: “Khi bắt đầu tiêm chủng trở lại các trạm y tế cần lập kế hoạch tổ chức buổi tiêm chủng phù hợp, có thể kéo dài thời gian tiêm chủng, thông báo cho các đối tượng đến tiêm chủng theo các khung giờ khác nhau, tránh tập trung đông người, bảo đảm khoảng cách đối tượng tiêm chủng/người nhà ngồi chờ tiêm chủng cách xa nhau khoảng cách ≥ 2 mét; đảm bảo phù hợp với diện tích tại cơ sở tiêm chủng; lập danh sách đối người đến tiêm chủng. Hạn chế tối đa người đưa trẻ đi tiêm chủng (mỗi trẻ chỉ được 01 người đưa trẻ vào tiêm chủng). Bố trí nhân viên đo thân nhiệt cho tất cả những đối tượng đến cơ sở trong thời gian tiêm chủng, thực hiện sát khuẩn tay nhanh và nhắc nhở đối tượng đến tiêm chủng mang khẩu trang ngay tại cửa vào cơ sở. Các khu vực như: khu vực chờ trước tiêm chủng; khám sàng lọc; tiêm chủng; ghi chép vào sổ tiêm chủng; theo dõi xử trí phản ứng sau tiêm chủng... cần được vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng, khử khuẩn thường xuyên.  Tăng cường truyền thông đến cộng đồng về lợi ích của tiêm chủng phòng bệnh và thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19 khi đến tiêm chủng (đeo khẩu trang cho trẻ và người dân, sát khuẩn tay, không khạc nhổ bữa bãi, giữ khoảng cách ≥ 2 mét giữa những người tiếp xúc...), không đến điểm tiêm chủng khi bản thân đang có triệu chứng nghi ngờ viêm đường hô hấp”.
        Tiêm chủng giúp trẻ phòng các bệnh truyền nhiễm, bệnh dịch nguy hiểm và tình trạng tàn tật, dị tật; giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh tật; giảm số ngày ốm và nhập viện, giảm chi phí chăm sóc y tế; giảm thời gian và công sức chăm sóc trẻ bị bệnh. Đặc biệt, vắc xin dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng không phải trả tiền, an toàn và hiệu quả để phòng các bệnh cho trẻ như lao, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, sởi, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não mủ do Hemophilus Influenza typ b (Hib), viêm não Nhật Bản… Các loại vắc xin không thể trì hoãn tiêm phòng như viêm gan B, vắc xin BCG phòng bệnh lao. Ngoài ra, vắc xin phòng bệnh dại và độc tố uốn ván cần phải tiêm đúng lịch hoặc khi cần tiêm ngay.
       Bác sỹ Huỳnh Thị Ái Năng - Trưởng trạm Y tế Nhơn Phong, thị xã An Nhơn cho biết:  ”Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, Trạm sẽ lập danh sách đối tượng đến tiêm chủng theo từng thôn, bảo đảm không quá 20 người trong một buổi tiêm. Cùng với đó, sàng lọc đối tượng trước buổi tiêm chủng. Khi đến tại Trạm, các bà mẹ và trẻ đều phải mang khẩu trang; sát khuẩn tay và các cán bộ y tế sẽ đo thân nhiệt cho bà mẹ và trẻ. Khi có trẻ bị sốt, ho... thì sẽ hoãn tiêm cho trẻ. Trạm cũng bố trí vị trí chờ tiêm chủng thông thoáng, đủ ghế ngồi chờ và bảo đảm khoảng cách tối thiểu 2m giữa các đối tượng”. 
       Để chủ động phòng bệnh cho trẻ khi đến trạm y tế và nơi đông người, các bậc phụ huynh cần nghiêm túc thực hiện đeo khẩu trang y tế cho trẻ và bản thân  tại nơi đông người, thực hiện sát khuẩn tay theo hướng dẫn của cán bộ y tế khi đến trạm y tế. Ngoài ra, không tập trung đông người, đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2 mét giữa người này và người khác; không đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh. Đồng thời, để đảm bảo phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng nói chung và tại điểm tiêm chủng nói riêng, cần che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc mặt trước khuỷu tay để làm giảm phát tán dịch tiết, bỏ khăn giấy che mũi, miệng vào túi đóng kín để vứt vào thùng rác đúng nơi quy định và rửa tay với xà phòng; không khạc nhổ bừa bãi. Mọi biện pháp phòng bệnh Covid-19 phải tuân thủ nghiêm ngặt theo sự hướng dẫn của cán bộ y tế khi đến tiêm chủng.
      Mặc dù hiện nay chưa có vắc xin ngừa bệnh do Covid-19 nhưng việc tiêm phòng các vắc xin khác theo đúng lịch vẫn là điều cần thiết. Tiêm vắc xin được chứng minh là phương pháp phòng ngừa bệnh an toàn và hiệu quả nhất dành cho trẻ em.
      Vì vậy, các bậc phụ huynh nên đưa con đi tiêm ngừa đúng lịch, kịp thời, việc hoãn lịch tiêm chủng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc khiến các bệnh truyền nhiễm trở nên nặng hơn, khó điều trị. Đồng thời thực hiện các b
ệnh truyền nhiễm trở nên nặng hơn, khó điều trị. Đồng thời thực hiện các biện pháp phòng bệnh Covid-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế./.

Tác giả bài viết: Thu Phương - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập38
  • Hôm nay6,188
  • Tháng hiện tại94,601
  • Tổng lượt truy cập52,712,942
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây