Dấu hiệu bệnh tay chân miệng, cha mẹ đừng bỏ qua

Thứ ba - 20/04/2021 15:02
Dịch tay chân miệng ở trẻ rất dễ lây lan trong môi trường đông người, có thể gây biến chứng co giật, suy hô hấp, phù phổi và nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
  Chú thích ảnh: Bệnh nhi mắc tay chân miệng điều trị tại Khoa Nhi, Trung tâm Y tế thành phố Quy Nhơn (Ảnh: Thu Phương)
  Chú thích ảnh: Bệnh nhi mắc tay chân miệng điều trị tại Khoa Nhi, Trung tâm Y tế thành phố Quy Nhơn (Ảnh: Thu Phương)
Bác sĩ Phạm Châu Duy – Trưởng khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: “Các triệu chứng bệnh tay chân miệng thường bắt đầu bằng sốt, đau họng và mệt mỏi. Một hoặc hai ngày sau khi bắt đầu sốt, những vết lở loét có thể xuất hiện trong miệng. Những vết đốm đỏ mọng nước bắt đầu nổi dạng ban trên da ở tay và chân, có thể cả trên đầu gối, khuỷu tay và mông trẻ. Phát ban này có thể có mủ nhưng thường sẽ không bị ngứa. Trẻ mắc tay chân miệng thường quấy khóc dai dẳng kéo dài, giật mình trong lúc thiu thiu ngủ kèm sốt cao khó hạ. Khi có dấu hiệu trên thì phải lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế”.
Bệnh tay chân miệng chia thành 4 độ: Độ 1: trẻ bị loét miệng hoặc phát ban tay chân. Độ 2a: trẻ giật mình ít, lừ đừ, sốt > 39 độ C, nôn ói. Độ 2b: trẻ giật mình nhiều, run chi, yếu chi, mạch nhanh, sốt cao không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt. Độ 3: mạch nhanh, huyết áp cao, thở nhanh, thở bất thường, hôn mê. Độ 4: ngưng thở, tím tái, phù phổi cấp, sốc.
Đây là một bệnh lây qua đường tiêu hóa thường xảy ra dịch trong các lớp mẫu giáo, nhà trẻ nơi tập trung đông các cháu, tuy nhiên, rất nhiều trường hợp các cháu chỉ ở nhà cũng bị, điều này là do nguồn lây từ cha, mẹ, người lớn là người lành mang mầm bệnh truyền cho trẻ.
Bệnh tay chân miệng có thể do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Với các tổn thương ở niêm mạc miệng gây đau, khiến trẻ ăn kém, Các bậc phụ huynh cần dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad… Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa…Ngoài ra, phải luôn vệ sinh da để tránh trẻ bị bội nhiễm vi khuẩn, tắm cho trẻ bằng một số loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt… Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống hàng ngày: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống hàng ngày phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống hàng ngày như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
 Thường xuyên sát khuẩn các dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn lan can, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc nước tẩy rửa thông thường và phơi khô. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.  Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và chất thải phải được thu gom và cho vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh như sốt cao khó hạ, giật mình, nôn ói… cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Tác giả bài viết: Thu Phương - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập107
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm104
  • Hôm nay4,713
  • Tháng hiện tại177,512
  • Tổng lượt truy cập52,795,853
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây