Khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng

Thứ hai - 05/04/2021 09:07
Hiện nay thời tiết khí hậu đang chuyển mùa hè với khí hậu nóng ẩm là thời điểm bệnh tay chân miệng (TCM) ở trẻ em có nguy cơ gia tăng, có thể bùng phát thành dịch nếu không kịp thời phòng chống. Theo Báo cáo của Sở Y tế Bình Định, lũy kế từ đầu năm đến ngày 31/3/2021, toàn tỉnh có 131 ca mắc bệnh TCM, trong đó có 01 trường hợp trẻ tử vong nghi do TCM. Trong thời gian đến, tình hình dịch bệnh TCM vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng số ca mắc tại các địa phương.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh TCM (Ảnh Thùy Vy)
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh TCM (Ảnh Thùy Vy)
         Bệnh TCM là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh dễ lây cho trẻ liên quan đến hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo, đặc biệt kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên. Bệnh TCM tại Việt Nam là bệnh lưu hành quanh năm thường ghi nhận số mắc cao vào khoảng thời gian từ tháng 3-5 và tháng 9-11. Theo các bác sĩ chuyên khoa, dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
         Trước tình hình gia tăng của bệnh TCM, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đưa ra các khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện các biện pháp để chủ động phòng chống bệnh TCM trong bối cảnh bệnh đang có xu hướng tăng nhanh. Cụ thể: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ; Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng;  Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh; Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Tác giả bài viết: Thùy Vy (Khoa TT-GDSK) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập207
  • Máy chủ tìm kiếm91
  • Khách viếng thăm116
  • Hôm nay24,525
  • Tháng hiện tại261,509
  • Tổng lượt truy cập53,768,803
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây