Xử trí khẩn cấp các trường hợp bị ngộ độc rượu

Thứ ba - 14/01/2020 08:41
Việc sử dụng rượu trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày của người dân hiện nay khá phổ biến, trong dịp Tết đến xuân về, tình trạng này có chiều hướng gia tăng đáng báo động. Chúng ta hãy lưu ý vấn đề xử trí khẩn cấp trong các trường hợp ngộ độc rượu.
Cán bộ y tế xử trí cấp cứu các trường hợp ngộ độc do rượu (Ảnh Thùy Vy)
Cán bộ y tế xử trí cấp cứu các trường hợp ngộ độc do rượu (Ảnh Thùy Vy)
Khi gặp trường hợp người bị ngộ độc rượu có dấu hiệu bất tỉnh, nhịp thở ít hơn 8 lần trong mỗi phút hoặc đã lặp đi lặp lại tình trạng nôn không kiểm soát được thì phải gọi điện thoại khẩn cấp ngay cho đơn vị y tế tại địa phương.
Cần lưu ý một người đã bị bất tỉnh sau khi uống rượu hoặc đã ngừng uống rượu thì rượu vẫn được xâm nhập vào máu, nồng độ rượu ở trong cơ thể vẫn tiếp tục gia tăng; vì vậy không bao giờ chủ quan nhận định người uống rượu sẽ ngủ đi trong tình trạng ngộ độc rượu. Nếu người bị ngộ độc rượu còn ý thức, nhân viên y tế có thể hướng dẫn chăm sóc tại nhà hay nên đến trực tiếp bệnh viện; các thông tin cung cấp đều được nhân viên y tế giữ bí mật nên người bị ngộ độc rượu hay người thân hãy sẵn sàng cung cấp thông tin cần thiết như loại rượu uống, số lượng uống và uống khi nào...
Không nên để người ngộ độc rượu bị bất tỉnh ở một mình, trong khi chờ đợi sự giúp đỡ của y tế, không nên cố gắng làm cho người ngộ độc rượu nôn mửa vì họ đã giảm phản xạ và có thể sặc chất nôn hoặc vô tình hít chất nôn vào phổi gây tổn thương và tử vong.
Khi thấy người bị ngộ độc rượu, cần xử trí sơ cứu bằng cách cho nạn nhân nằm đầu thấp để làm nôn hết rượu ra, sau đó cho ăn cháo loãng và cứ vài giờ phải đánh thức nạn nhân dậy để cho ăn cháo. Nên cho nạn nhân uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước, uống nước ấm tốt hơn là nước lạnh; có thể cho uống nước gừng tươi, nước chè xanh, sữa nóng, cam vắt, nước chanh, nước cà chua, nước ép bưởi... có thể giải được tình trạng ngộ độc rượu ở mức độ nhẹ. Lưu ý khi bị ngộ độc rượu không nên dùng thuốc chống nôn, thuốc giảm đau, mật ong hoặc chích lể vì có hại hơn là có lợi và dễ bị nhiễm trùng. Cũng không nên để người bị ngộ độc rượu đi tắm ngay vì dễ gây hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, đột quỵ, tụt huyết áp...
Cần đưa người bị ngộ độc rượu đến ngay cơ sở y tế để xử trí cấp cứu nếu có biểu hiện như: nôn liên tục, đặc biệt trong dịch nôn có máu; lay gọi nhưng không tỉnh sau 02 - 03 giờ; vã nhiều mồ hôi, tay chân lạnh, da xanh tái, mạch bắt yếu; co giật, thở chậm, thở không đều, tím tái. Lưu ý không nên cho nạn nhân uống các loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải độc rượu; không uống các loại vitamin B1, vitamin B6, axít folic... để giảm đau đầu vì rất có hại cho gan; các thuốc paracetamol, aspirin và một số thuốc giảm đau, hạ sốt khác nếu uống sẽ kích thích niêm mạc dạ dày gây chảy máu đường tiêu hóa.
Khi ngộ độc rượu cũng không nên dùng các loại thuốc chống nôn vì sẽ giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc được chất độc kịp thời sẽ làm tổn thương nghiêm trọng thêm, lâu ngày có thể bị xơ gan, ung thư gan...

Tác giả bài viết: Thùy Vy (Khoa TT-GDSK) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập252
  • Hôm nay13,508
  • Tháng hiện tại518,220
  • Tổng lượt truy cập53,429,163
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây