Đẩy mạnh hoạt động Dự án Phát hiện sớm bệnh võng mạc đái tháo đường tại Bình Định đến cuối năm 2021.

Thứ ba - 02/11/2021 17:49
Tại Hội nghị trực tuyến triển khai hoạt động Dự án FHF quý 4/2021 vừa qua, đại diện Văn phòng FHF Việt Nam tại Đà Nẵng đã cùng Ban quản lý dự án 2 tỉnh Bình Định và Đà Nẵng thống nhất các chỉ tiêu hoạt động sẽ triển khai đến cuối năm 2021.
Xác định các yếu tố nguy cơ của BVMĐTĐ
Xác định các yếu tố nguy cơ của BVMĐTĐ
          Theo đó, Ban Quản lý Dự án “Phát hiện sớm bệnh võng mạc đái tháo đường trong cộng đồng tại tỉnh Bình Định” đã thống nhất các chỉ tiêu hoạt động dự án trong quý 4/2021với các đơn vị triển khai dự án trên địa bàn tỉnh, cụ thể thực hiện trong tháng 11 và 12/2021; đồng thời hướng dẫn sử dụng phần mềm Eyenut, sử dụng trí tuệ nhân tạo AI sàng lọc Bệnh võng mạc đái tháo đường (BVMĐTĐ) đang áp dụng tại Bình Định trong quản lý BVMĐTĐ tại các đơn vị thực hiện dự án gồm Bệnh viện đa khoa tỉnh, Trung tâm y tế thành phố Quy Nhơn và huyện Phù Cát, Hoài Ân. Phần mềm này đã và đang mang lại tiện ích cho nhân viên y tế trong công tác sàng lọc BVMĐTĐ.
          Trong hội nghị này, đại diện Văn phòng FHF tại Đà Nẵng đã tóm tắt nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN) qua Báo cáo Tóm tắt khảo sát xác định tỉ lệ bệnh võng mạc đái tháo đường tại Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp: Thiết kế nghiên cứu Phương pháp lấy mẫu theo cụm phân tầng ba giai đoạn đã được sử dụng để chọn ra 28 cụm gồm khoảng 50 nam và nữ đủ tiêu chuẩn từ 30 tuổi trở lên mỗi cụm. Nghiên cứu phỏng theo nghiên cứu từng bước của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (gồm ba bước) phục vụ giám sát việc thu thập số liệu về các bệnh không lây nhiễm (NCDs). Cách tiếp cận này thường được gọi là Khảo sát STEPS. Người tham gia Đối tượng khảo sát là nam và nữ từ 30 tuổi trở lên, đầu óc minh mẫn, sống ở Đà Nẵng và Bình Định trong vòng ít nhất 6 tháng trở lại đây, ngoại trừ phụ nữ có thai. Tổng cộng có 1.439 người tham gia vào nghiên cứu. Người tham gia được phân chia theo giới tính (nam và nữ), tuổi (nhóm trẻ có độ tuổi 30-44 và nhóm già có độ tuổi 45 trở lên), khu vực sinh sống (nông thôn và thành thị). Quy trình Quá trình thu thập dữ liệu gồm 03 bước: Bước 1: Thu thập dữ liệu đặc điểm nhân khẩu học và hành vi; Bước 2: Đo chỉ số thể chất; Bước 3: Đo chỉ số sinh hoá, đo thị lực, chụp ảnh võng mạc. Mỗi tỉnh thành có một nhóm thu thập số liệu bao gồm 08 điều tra viên (ĐTV) phỏng vấn tại các hộ giao đình (Bước 1) và 02 cán bộ y tế địa phương thực hiện Bước 2 và Bước 3. Ở mỗi địa bàn, quá trình thu thập dữ liệu diễn ra trong vòng 02 ngày. Ngày 1: Phỏng vấn tại các hộ gia đình (Bước 1). Ngày 2: Đo chỉ số thể chất, chỉ số sinh hoá, thị lực và chụp ảnh võng mạc tại trạm y tế địa phương (Bước 2 và Bước 3). Đây là một cuộc khảo sát cộng đồng về BVMĐTĐ ở những người từ 30 tuổi trở lên tại Đà Nẵng và Bình Định. Mục tiêu chính của nghiên cứu là ước tính tỷ lệ mắc BVMĐTĐ, mức độ nghiêm trọng và các yếu tố nguy cơ liên quan của bệnh tại Việt Nam.
          Qua điều thu thập dữ liệu cho kết quả: tỷ lệ người đã từng hoặc mới được phát hiện mắc Đái tháo đường (ĐTĐ) trong những người tham gia khảo sát ở Đà Nẵng và Bình Định là 8.3% (120 trên 1.439 người). Tỷ lệ mắc BVMĐTĐ trên trong các bệnh nhân ĐTĐ là 2.7% (3 trên 112 người). Tất cả các trường hợp đều ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. 03 bệnh nhân mắc BVMĐTĐ đều là nam giới, trong độ tuổi từ 51 đến 61, sống ở thành thị, hiện có hút thuốc lá, và tiêu thụ ít hơn 5 khẩu phần trái cây và rau mỗi ngày. Có 2 bệnh nhân đã mắc bệnh ĐTĐ hơn 10 năm, đều có huyết áp bình thường và không thừa cân hay béo phì (BMI <=25).
          Theo kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người đã từng hoặc mới được phát hiện mắc ĐTĐ trong những người tham gia khảo sát ở Đà Nẵng và Bình Định là 8.3% (120 trên 1,439 người), cao hơn so với kết quả các nghiên cứu khác ở Việt Nam nhưng đồng nhất với số liệu mắc bệnh ĐTĐ trên toàn cầu. Bên cạnh đó, phân tích kết quả đo thị lực cho thấy người mắc bệnh ĐTĐ dễ bị suy giảm thị lực vì tỷ lệ suy giảm thị lực ở những người này cao hơn so với tỷ lệ suy giảm thị lực của cả quần thể nghiên cứu (20.5% với 13,5%). Tỷ lệ mắc BVMĐTĐ ở các bệnh nhân ĐTĐ là 2.7% (03 trên 112 người). Tất cả bệnh nhân mắc BVMĐTĐ đều ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Tỷ lệ này tương đối thấp so với kết quả từ các nghiên cứu khác.
          Toàn bộ kết quả nghiên cứu trên được FHF tại Đà Nẵng báo cáo thông qua Hội nghị trực tuyến triển khai hoạt động Dự án FHF quý 4/2021, giữa  tỉnh Bình Định và TP.Đà Nẵng. Nghiên cứu cũng nhằm mục tiêu xác định các yếu tố nguy cơ của BVMĐTĐ trong quần thể nghiên cứu. Qua đó, Dự án cũng sẽ có kế hoạch đẩy mạnh các hoạt động dự án tại 2 địa phương trong thời gian đến và thống nhất các hoạt động sẽ triển khai từ nay đến cuối năm để ngày càng phát hiện sớm số người mắc BVMĐTĐ trong cộng đồng./.  
                                                    

Tác giả bài viết: Thu Hiền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập43
  • Hôm nay6,928
  • Tháng hiện tại179,727
  • Tổng lượt truy cập52,798,068
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây