Hội thảo Khởi động Dự án “Hãy Nắm Tay Tôi II” tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021-2023

Thứ hai - 07/03/2022 20:58
Sáng ngày 07/3/2022, Viện Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển(PHAD) phối hợp với Sở Y tế Bình Định tổ chức Hội thảo Khởi động Dựán “Hãy Nắm Tay Tôi II” tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021-2023. Tham dựHội thảo Khởi động dự án có ông Lê Quang Hùng - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định ; ông Vũ Công Nguyên - Phó Viện trưởng Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển; bà Nguyễn Yên- Giám đốc Dự án- cùng đại diện các cơ quan ban ngành và địa phương có liên quan trong tỉnh.
Quang cảnh Hội thảo Khởi động Dự án “Hãy Nắm Tay Tôi II” tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021-2023 (Ảnh: Thu Phương)
Quang cảnh Hội thảo Khởi động Dự án “Hãy Nắm Tay Tôi II” tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021-2023 (Ảnh: Thu Phương)
          Dự án “Hãy Nắm Tay Tôi II” được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển
         Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), thực hiện bởi Viện PHAD và tổ chức CRS. Với mục tiêu của Dự án là nâng cao chất lượng cuộc sống của người khuyết tật nặng thông qua việc chăm sóc và trợ giúp người khuyết tật nặng tại các tỉnh Bình Định, Kon Tum và Quảng Nam. Dự án sẽ tăng cường chất lượng chăm sóc tại nhà bằng cách phát triển mạng lưới hướng dẫn viên về chăm sóc để hỗ trợ người chăm sóc và mạng lưới tình nguyện viên chăm sóc thực hiện chăm sóc tại nhà cho khoảng 2.600 người khuyết tật nặng. Dự án sẽ tăng cường mạng lưới người khuyết tật để nâng cao khả năng sống độc lập, tham gia các hoạt động xã hội và trợ giúp những người khuyết tật khác. “Hãy Nắm Tay Tôi- II” cũng sẽ mở rộng hỗ trợ điều chỉnh nhà ở và cung cấp dụng cụ trợ giúp để tăng cường khả năng sống độc lập cho người khuyết tật; đồng thời cùng phối hợp với các chuyên gia, kỹ thuật viên hoạt động trị liệu và các hướng dẫn viên về chăm sóc tại địa phương để đánh giá và theo dõi quá trình chăm sóc. Dự án sẽ nâng cao việc sử dụng công nghệ thông tin để quản lý và tập huấn về kỹ năng chăm sóc và sẽ phối hợp với Hội Điều dưỡng Việt Nam để chuẩn hóa chương trình tập huấn cho người chăm sóc. Để đa dạng hóa và duy trì sự bền vững các dịch vụ chăm sóc người khuyết tật tại nhà, dự án sẽ hợp tác với các trung tâm chăm sóc tư nhân và bệnh viện thí điểm mô hình chi trả cho dịch vụ chăm sóc cá nhân chuyên nghiệp đối với người khuyết tật. Theo đó, từ tháng 1 - 5/2022, sẽ phát triển nhân lực về chăm sóc như khám sàng lọc, đào tạo TOT, hỗ trợ chăm sóc tại nhà; tháng 6- 12/2022 đa dạng hóa các mô hình chăm sóc như mô hình tài trợ công và tư cho các dịch vụ chăm sóc; tháng 1-12/2023 tăng cường các hoạt động Dự án tại thực địa như cải thiện dịch vụ chăm sóc và trợ giúp xã hội. Dự án mong đợi những kết quả đạt được trong 03 năm triển khai dự án tại tỉnh Bình Định sẽ góp phần vào việc xây dựng một hệ thống PHCN bền vững tại các cấp (tỉnh, huyện) nhằm giúp người khuyết tật được hưởng các dịch vụ PHCN có chất lượng, từ đó cải thiện được chất lượng sống và khả năng sống độc lập của người khuyết tật.
         Được biết, bằng việc đảm bảo tính liên tục trong chăm sóc người khuyết tật nặng từ bệnh viện, trong cộng đồng và tại nhà, sẽ có 2.600 người khuyết tật ở các địa phương thực hiện Dự án được chăm sóc và trợ giúp có sự cải thiện về chất lượng; ngoài ra có 200 người khuyết tật sẽ được hưởng lợi từ các dụng cụ trợ giúp và điều chỉnh nhà ở để nâng cao chất lượng chăm sóc và khả năng sống độc lập.  Đội ngũ người chăm sóc (chuyên nghiệp và tình nguyện) sẽ được xây dựng thông qua tập huấn, hướng dẫn và cầm tay chỉ việc; chương trình đào tạo cho người chăm sóc sẽ được chuẩn hóa và thể chế hóa; và mô hình chi trả (công và tư) cho các dịch vụ chăm sóc sẽ được phát triển để đa dạng hóa nguồn thực hiện hệ thống chăm sóc./.

Tác giả bài viết: Thu Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập55
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm44
  • Hôm nay10,684
  • Tháng hiện tại98,084
  • Tổng lượt truy cập45,905,801
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây