Tăng cường an toàn thông tin, an ninh mạng và phòng, chống tội phạm trên không gian mạng.

Thứ ba - 09/07/2024 16:46
Thời gian vừa qua, tình hình tội phạm mạng, tội phạm công nghệ cao tiếp tục diễn biến phưc tạp, với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, gia tăng nhanh về số vụ với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Theo Kế hoạch số 1761/KH-TBCĐ-CAT ngày 16/5/2024 của Tiểu ban Chỉ đạo An toàn, An ninh mạng tỉnh Bình Định về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn thông tin, an ninh mạng và phòng chống tội phạm trên không gian mạng thì những phương thức, thủ đoạn, đặc điểm nhận biết và cách phòng tránh đối với loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng chủ yếu là những thủ đoạn: Thủ đoạn gọi điện giả danh cán bộ Nhà nước để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; thủ đoạn lợi dụng lòng tham của các cá nhân thông báo trúng thưởng lớn để chiếm đoạt thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, yêu cầu chuyển tiền; thủ đoạn chiếm quyền sử dụng tài khoản (mạng xã hội Facebook, Zalo, …); lập tài khoản mạo danh người khác, tuyển cộng tác viên làm việc online; thủ đoạn lợi dụng công nghệ Deepfake làm giả cuộc gọi video … để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Như vậy, chúng ta cần thực hiện “4 không, 2 phải”, cụ thể:
+ 4 không là: (1) Không sợ: không hoảng sợ khi nhận được điện thoại, tin nhắn, các thông tin mà người lạ mặt gửi đến có nội dung xấu liên quan đến cá nhân và người thân; (2) Không tham: khi có người lạ gọi điện hoặc gửi tin nhắn thông báo được trúng thưởng hoặc nhận được khoản tiền lớn không rõ nguồn gốc thì không tin lời các đối tượng; (3) Không kết bạn với người lạ: khi có người lạ mặt trên mạng xã hội kết bạn làm quen không rõ là ai, mục đích thì không nên kết bạn, bắt chuyện, nhất là không cung cấp các thông tin cá nhân để đối tượng có thể lợi dụng; (4) Không làm: khi các cá nhân không quen biết yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc yêu cầu chuyển tiền hay làm một số việc thì tuyệt đối không được làm theo.
+ 2 phải là: (1) Phải thường xuyên cảnh giác: chủ động bảo mật các thông tin cá nhân, nhất là các thông tin quan trọng như: Thông tin thẻ căn cước công dân; thông tin tài khoản ngân hàng; thông tin tài khoản mạng xã hội, …; (2) Phải tố giác ngay với cơ quan pháp luật khi có nghi ngờ:khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn hoặc các nội dung nghi ngờ là hoạt động lừa đảo hoặc không có cơ sở khẳng định nội dung thì các cá nhân phải báo ngay cho cơ quan pháp luật (cơ quan Công an, chính quyền địa phương, …) để được hướng dẫn xử lý.
Các cơ quan, đơn vị cần tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và truyền tải đầy đủ các nội dung tuyên truyền các văn bản quy định của pháp luật về công tác đảm bảo an thông thông tin, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao… (Chi tiết một số văn bản kèm theo)

`

Tác giả bài viết: BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập148
  • Hôm nay8,321
  • Tháng hiện tại161,014
  • Tổng lượt truy cập52,779,355
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây