Hội nghị triển khai hoạt động Dự án “Phát hiện sớm bệnh võng mạc đái tháo đường trong cộng đồng tỉnh Bình Định ” 6 tháng đầu năm 2022.

Thứ ba - 01/03/2022 09:55
Sáng ngày 25/02/2022, Ban Quản lý dự án (BQLDA) tỉnh Bình Định phối hợp với Tổ chức Fred Hollows tại Việt Nam (FHF) tổ chức Hội nghị triển khai hoạt động Dự án “Phát hiện sớm bệnh võng mạc đái tháo đường trong cộng đồng tỉnh Bình Định ” 6 tháng đầu năm 2022. Tham dự Hội nghị có Ông Lê Quang Trầm Tĩnh – Quản lý chương trình cùng các cán bộ thuộc Dự án FHF tại Việt Nam; các thành viên BQLDA tỉnh Bình Định; Lãnh đạo và các cán bộ liên quan thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Bệnh viện Mắt, TTYT thành phố Quy Nhơn, huyện Phù Cát và huyện Hoài Ân.
Quang cảnh Hội nghị triển khai hoạt động Dự án “Phát hiện sớm bệnh VMĐTĐ trong cộng đồng tỉnh Bình Định ” (Ảnh: Bệnh viện Mắt)
Quang cảnh Hội nghị triển khai hoạt động Dự án “Phát hiện sớm bệnh VMĐTĐ trong cộng đồng tỉnh Bình Định ” (Ảnh: Bệnh viện Mắt)
  
      Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự đã nghe cán bộ Dự án báo cáo tóm tắt đánh giá giữa kỳ Dự án “Phát hiện sớm bệnh võng mạc đái tháo đường trong cộng đồng” từ tháng 10/2018 đến tháng 6/2023 được triển khai tại thành phố Đà Nẵng và tỉnh Bình Định với tổng số tiền 15.777.400.000 đồng Việt Nam, tương đương 917.219 đô la Úc (AUA). Dự án này triển khai với 3 mục tiêu chính: Nâng cao nhận thức về ĐTĐ và bệnh VMĐTĐ của người có nguy cơ mất thị lực do ĐTĐ; Dịch vụ bệnh VMĐTĐ có sẵn và dễ tiếp cận cho người có nguy cơ mất thị lực do ĐTĐ; Bằng chứng được thu thập và sử dụng bởi các cơ quan quản lý ĐTĐ và VMĐTĐ tại Việt Nam.
     Theo đó, Dự án đã đem lại những thuận lợi như: ở bệnh nhân/người nhà đã có sự hiểu biết hơn về kiến thức bệnh ĐTĐ/VMĐTĐ, tuân thủ việc tái khám, kể rõ tiền sử bệnh ĐTĐ để bác sĩ khám, có sự chia sẻ cho những người thân/bạn bè xung quanh; Cán bộ lãnh đạo/Nhân viên y tế đã có sự hợp tác nhiều hơn giữa Nội tiết với Nhãn khoa (tổ chức/tham gia các buổi Khoa học chuyên đề để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tư vấn cho bệnh nhân, chuyển khoa); Ban lãnh đạo Sở/Bệnh viện/Khoa bố trí nhân sự để tham gia tập huấn/đào tạo, có những chính sách ưu tiên phát triển thêm về bệnh VMĐTĐ…; Năng lực chuyên môn được nâng cao; Hoàn thành cung cấp trang thiết bị; Tài liệu Hướng dẫn được chuẩn hóa và phê duyệt; Thử nghiệm hệ thống trí tuệ nhân tạo; Tổ chức thành công chuyến thăm quan, học hỏi kinh nghiệm tại Pakistan; Hoàn thành Nghiên cứu "Xác định tỷ lệ bệnh VMĐTĐ tại Việt Nam”.
     Bên cạnh đó, Dự án cũng gặp nhiều khó khăn khi triển khai như: Do đại dịch COVID-19 nên các đơn vị phải huy động nhiều lực lượng nhân viên y tế để tham gia chống dịch, số lượng bệnh nhân bị hạn chế do không triển khai được; khám và điều trị cho bệnh VMĐTĐ không phải là ngành mũi nhọn, được ưu tiên hàng đầu; chi phí hỗ trợ từ BHYT cho loại bệnh này cũng chưa nhiều; truyền thông tuy đa dạng nhưng chưa đo lường được mức độ hiệu quả...
       Do đó, Dự án cũng đã đề xuất kế hoạch để các đơn vị thực hiện trong giai đoạn tiếp theo về một số điểm cụ thể:
     Về quản lý và phối hợp: Có kế hoạch lồng ghép trong các hoạt động khám sàng lọc bệnh VMĐTĐ với các chương trình phòng chống mù lòa và ĐTĐ quốc gia, chương trình chăm sóc sức khỏe cho người gia tại cộng đồng. Tăng cường phối kết hợp chặt chẽ và hiệu quả với các đơn vị liên quan để tiến hành tổ chức các hoạt động trực tiếp ngay sau khi dịch COVID-19 bình ổn. Tiếp tục kết nối với Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Nội tiết trung ương nhằm huy động sự tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật “cầm tay chỉ việc" sau đào tạo thông qua các chuyến đi giám sát của Chương trình quốc gia hoặc hình thức online, điện thoại...Sớm tiến hành các hoạt động theo dõi, giám sát để những hỗ trợ kịp thời và đảm bảo tính hiệu quả lâu dài như mục tiêu và kết quả dự án đề ra.
      Về đào tạo: Bệnh viện Mắt chỉ đạo trường hợp bác sĩ chưa được nâng cao năng lực sớm được đi đào tạo. Trung tâm KSBT tỉnh và các cơ sở y tế tập huấn lại cho tuyến xã. Bệnh viện mắt/Khoa mắt tuyến tỉnh hỗ trợ kỹ thuật "cầm tay chỉ việc" cho các bác sĩ/điều dưỡng/kỹ thuật viên tuyến quận huyện. Đẩy nhanh tiến độ tập huấn và áp dụng công cụ từ đánh giá chất lượng trong khám và điều trị bệnh VMĐTĐ (QSAT) cho các đơn vị chịu trách nhiệm trong giai đoạn còn lại. Hỗ trợ các bác sĩ mắt tuyến tỉnh được tập huấn về chụp ảnh đáy mắt cắt lớp (OCT), điều trị bằng máy lazer quang đông võng mạc.
      Về hệ thống báo cáo: Tiếp tục theo dõi phản hồi góp ý về bộ tài liệu "Hướng dẫn tầm soát và phát hiện sớm bệnh lý võng mạc ĐTĐ tại cộng đồng”, để có những điều chỉnh bổ sung hoặc hướng dẫn cụ thể hơn với tình hình thực tế tại địa phương. Các cơ sở y tế cần áp dụng cơ chế “chuyển tuyến/chuyển khoa” giữa các cấp, các khoa theo tài liệu hướng dẫn. Tiếp tục thu thập số liệu và tỷ lệ mắc bệnh VMĐTĐ trong cộng đồng tại 2 tỉnh dự án để có bằng chứng thuyết phục vận động chương trình quốc gia.
      Vấn đề về giới/nhóm đối tượng yếu thế: Tiếp tục duy trì chính sách hỗ hợ, công bằng và giới cho các đối tượngyếu thế đặc biệt là người khuyết tật, phụ nữ. Các cơ sở y tế tiếp tục duy trì và huy động thêm các nguồn quỹ ngoài dự án đề bước đầu hỗ trợ, thu hút sự tham gia của những người bệnh ĐTĐ/VMĐTĐ khám và điều trị
        Về hoạt động truyền thông: Tiếp tục tăng cường huy động sự tham gia của các bác sĩ Nội tiết và Nhãn khoa vào quá trình tổ chức thực thi các hoạt động: Thảo luận khoa học, tư vấn cho người bệnh, viết và chia sẻ các chủ đề chuyên mô. Trung tâm KSBT tỉnh và các cơ sở y tế cần nhấn mạnh hơn vai trò của nữ giới, dấu hiệu/nguy cơ mắc bệnh cao về ĐTĐ/VMĐTĐ, sự quan trọng của việc tầm soát bệnh VMĐTĐ sớm, chụp ảnh đáy mắt định kỳ. Cần áp dụng thêm các hoạt động trực tiếp dưới cộng đồng: họp tổ dân phố/thôn/ xóm do các nhân viên y tế xã/phưởng thực hiện, sử dụng hình ảnh minh họa với phông chữ to, rõ ràng, dễ hiểu trên các tờ rơi và áp phích. Trung tâm KSBT tỉnh cần xây dựng và thu thập các chỉ số báo cáo truyền thông về mức độ nghe/hiểu/yêu thích của người dân để đo lường, đánh giá tính hiệu quả sau mỗi lần đăng/phát tin, từ đó đưa ra giải pháp điều chỉnh kịp thời.
       Về dịch vụ sẵn có và dễ tiếp cận: Đẩy mạnh vai trò của hệ thống nhân viên y tế cấp thôn/xóm trong hoạt động truyền thông về bệnh VMĐTĐ. Các cơ sở y tế cần quảng bá và treo các biển chỉ dẫn, thông báo về dịch vụ chăm sóc mắt VMĐTĐ tại cổng bệnh viện, khoa nội tiết, bảng tin để người bệnh và người dân biết đến. BQLDA và các cơ sở y tế cần tích cực phối hợp với các đơn vị thuộc những huyện còn lại trong 2 tỉnh để mở rộng khám sàng lọc. BQLDA cần thúc đẩy ra soát, điều chỉnh các kế hoạch hoạt động thực hiện các hoạt động để đạt các kết quả đầu ra còn lại của dự án.
Hình 2 Hội nghị triển khai Dự án FHF tại Bình Định 6 tháng đầu năm 2022
Các đơn vị tham gia Dự án FHF đang thảo luận tại Hội nghị (Ảnh: Bệnh viện Mắt)
        Tại Hội nghị, Ông Lê Quang Trầm Tĩnh – Quản lý chương trình thuộc Tổ chức FHF tại Việt Nam; Ông Nguyễn Thanh Triết – Phó BQLDA tỉnh Bình Định, Giám đốc Bệnh viện Mắt tỉnh đã cùng nhau trao đổi và thống nhất kế hoạch triển khai hoạt động Dự án 6 tháng đầu năm 2022 với các đại biểu của các đơn vị có tham gia Dự án trong tỉnh. Hội nghị đã thống nhất kế hoạch hoạt động dự án; thảo luận các phương pháp đẩy nhanh hoạt động tại các đơn vị trong và ngoài dự án phù hợp với bối cảnh hiện nay về thích ứng an toàn linh hoạt với tình hình dịch bệnh. Chia sẻ báo cáo đánh giá giữa kỳ dự án; thảo luận kế hoạch thực hiện trên cơ sở các đề xuất trong đánh giá. Bàn bạc và thống nhất thực hiện các chỉ tiêu của dự án trong 6 tháng đầu năm 2022. Đồng thời đề nghị các đơn vị xem xét các chi tiêu và đề xuất các khó khăn, vướng mắc khi thực hiện các chỉ tiêu đã phân bố để FHF và BQLDA điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của từng đơn vị.
        Theo đó, căn cứ vào ngân sách và chỉ số 6 tháng đầu năm 2022 của Dự án "Phát hiện sớm bệnh võng mạc đái tháo đường tại cộng đồng, tỉnh Bình Định" do FHF tài trợ, BQLDA "Phát hiện sớm bệnh võng mục đái tháo đường tại cộng đồng tỉnh Bình Định" đã đề ra chỉ tiêu thực hiện Dự án cho các đơn vị trong 6 tháng đầu năm 2022. Các đơn vị liên quan sẽ thực hiện các chỉ tiêu cụ thể: Thực hiện truyền thông sức khỏe về ĐTĐ và VMĐTĐ tại cộng đồng và nhân viên y tế; Thực hiện truyền thông đại chúng nâng cao nhận thức về bệnh ĐTĐ và bệnh VMĐTĐ; Đào tạo bác sĩ lâm sàng về kỹ thuật ĐTĐ; Hỗ trợ điều trị bệnh VMĐTĐ cho bệnh nhân nghèo (tuyến tỉnh); Tổ chức khám sàng lọc ĐTĐ (bằng máy chụp ảnh đáy mắt); Tập huấn y tế xã ngăn ngừa/ phát hiện sớm/ kỹ năng truyền thông/ đánh giá và theo dõi ĐTĐ - bệnh VMĐTĐ; Hỗ trợ y tế xã sàng lọc và theo dõi bệnh nhân ĐTĐ và bệnh VMĐTĐ; Hỗ trợ quản lý dự án và giám sát hàng quý; Tổ chức hội thảo/cuộc họp để nâng cao hợp tác các bên liên quan; Phát triển thỏa thuận giữa ngành Nội tiết và Nhãn khoa...  

 

Tác giả bài viết: Thùy Vy (Khoa TT-GDSK) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập63
  • Hôm nay5,635
  • Tháng hiện tại178,434
  • Tổng lượt truy cập52,796,775
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây