Bệnh sốt xuất huyết gia tăng trong mùa mưa và các biện pháp phòng ngừa.

Thứ ba - 27/10/2020 15:06
Bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang gia tăng, theo báo cáo Sở Y tế tính đến ngày 21/10/2020 toàn tỉnh đã phát hiện 5.104 ca, riêng thành phố Quy Nhơn có 558 ca. Trước tình hình dịch SXH bùng phát và diễn biến phức tạp, ngành chức năng cùng các địa phương tăng cường các biện pháp phòng chống dịch.
Phun hóa chất diệt muỗi là biện pháp chủ động để phòng chống dịch sốt xuất huyết lây lan trong cộng đồng (Ảnh Thùy Vy)
Phun hóa chất diệt muỗi là biện pháp chủ động để phòng chống dịch sốt xuất huyết lây lan trong cộng đồng (Ảnh Thùy Vy)
        Từ đầu năm đến nay thời tiết thất thường, có những đợt mưa lạnh sau đó là những đợt nắng nóng đó là môi trường tạo điều kiện cho muỗi phát triển và đó cũng là nguyên nhân chính để gây bệnh SXH. Người bệnh có biểu hiện sốt, đau đầu, buồn nôn, đau bụng và diễn biến kéo dài từ 01 - 06 ngày và thời điểm nguy hiểm nhất là từ 03 - 04 ngày.
         Bs Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng khoa Nhi, Trung tâm Y tế (TTYT) thành phố Quy Nhơn cho biết: Nguyên nhân SXH gia tăng gần đây là do véc tơ muỗi tăng cao, do chủ quan không nằm màn/mùng khi ngủ nên bị muỗi chích, không diệt muỗi nên số ca bệnh SXH tăng cao. Các ca bệnh SXH tại TTYT thành phố Quy Nhơn gồm 03 dạng bệnh chủ yếu: thứ nhất là những bệnh nhân có nhận thức sớm về bệnh SXH nên vào bệnh viện sớm, có triệu chứng ban đầu là sốt, mỏi, lừ đừ vào viện nên giúp cho cơ sở y tế tiếp nhận và điều trị chủ động; thứ hai là những bệnh nhân vào viện trong tình trạng sức khỏe sa sút nhiều, nôn mửa nhiều, đau bụng nhiều và ảnh hưởng đến mạch, huyết áp, đối với những trường hợp này sẽ được chẩn đoán ban đầu là SXH cảnh báo thì phải cần cấp cứu ngay, truyền dịch, những bệnh nhân này có tiên lượng rất nặng nề; thứ ba là bệnh nhân vào viện trong tình trạng phải cấp cứu khẩn cấp sau đó sẽ chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, mức độ diễn biến nặng của bệnh không thể lường trước được.
Đối với tình trạng hiện tại khi số ca mắc SXH ngày càng gia tăng từ 15-20%, tại TTYT thành phố Quy Nhơn vẫn đủ giường bệnh điều trị được, tuy nhiên, nếu lượng bệnh nhân tăng lên cao sẽ gặp nhiều khó khăn (năm 2019 chỉ tiêu điều trị cho 60 lượt bệnh nhân nhưng tại Khoa Nhi đã điều trị 100 lượt bệnh nhân, riêng SXH điều trị 90 lượt bệnh nhân). Bên cạnh đó, bệnh SXH yêu cầu cán bộ y tế cần phải thăm khám, theo dõi bệnh nhân nhiều lần trong ngày tùy theo mức độ bệnh nhân nặng hay nhẹ; cần phải theo dõi đo mạch, huyết áp, theo dõi nước tiểu và phải làm xét nghiệm máu HCT (Hematocrit) để theo dõi sát khi bệnh nhân chuyển mức độ và kịp thời điều trị mới qua khỏi nguy hiểm.
          Vì vậy, để chủ động phòng bệnh SXH, Bs Tuấn cho lời khuyên: “Không có muỗi thì không có bệnh SXH”, vì vậy phải diệt muỗi, bọ gậy/loăng quăng, không để muỗi sinh sản, bằng cách khơi thông cống rãnh không để có nguồn nước đọng; xử lý nước đọng trong các vật dụng chứa nước trong gia đình; thường xuyên phát quang bụi rậm quanh nhà; dọn dẹp, vứt bỏ các vật dụng phế liệu trong khu vực sinh hoạt, đặc biệt là chai lọ, các mảnh vỡ có thể tụ nước, vỏ dừa; nằm màn/mùng khi ngủ để phòng bệnh; phun hóa chất diệt muỗi, khi đã bị mắc bệnh SXH cần phải đi khám ngay tại cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời…   
                               

Tác giả bài viết: Thùy Vy (Khoa TT-GDSK) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập220
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm219
  • Hôm nay2,013
  • Tháng hiện tại90,426
  • Tổng lượt truy cập52,708,767
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây