Đái tháo đường và các biện pháp phòng bệnh

Thứ tư - 11/11/2020 10:07
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh gây tử vong đứng thứ ba trong số các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, sau tim mạch và ung thư. Trước đây, bệnh xảy ra ở người 40 tuổi trở lên nhưng hiện nay nhiều người mắc bệnh khi mới 25-30 tuổi, thậm chí là tuổi vị thành niên. 85% số người chỉ phát hiện bệnh đái tháo đường khi đã có biến chứng nguy hiểm như:tim mạch, suy thận, thần kinh, biến chứng bàn chân.
Cán bộ y tế chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. (Ảnh Thùy Vy)
Cán bộ y tế chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. (Ảnh Thùy Vy)
Theo số liệu thống kê tại BVĐK tỉnh Bình Định, năm 2019, có khoảng 22.000 lượt người bệnh khám ĐTĐ (trong năm 2018 chỉ có 15.000 lượt người), những trường hợp biến chứng nặng nhập viện điều trị trong năm 2019 là 800 trường hợp (năm 2018 chỉ khoảng 600 trường hợp). Độ tuổi mắc bệnh dưới 45 tuổi chiếm 10%, hiện nay, độ tuổi càng trẻ hóa hơn nữa, gặp ở độ tuổi trẻ em dưới 16 tuổi, năm 2019 có 18 trẻ em nhập viện điều trị ĐTĐ (năm 2018 chỉ có 8 trẻ). Điều này cho thấy xu hướng mắc ĐTĐ ngày càng tăng, có sự trẻ hóa hơn đặc biệt là có thể gặp ở trẻ em.
Bác sĩ Trần Thị Ngọc Thư, Phó trưởng Khoa Nội tiết, BVĐK tỉnh Bình Định cho biết để điều trị bệnh ĐTĐ chúng ta cần làm giảm các triệu chứng bệnh, phải ổn định đường huyết, ổn định các chỉ số rối loạn chuyển hóa, giảm các biến chứng cấp và mãn tính.Theo mục tiêu của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ cho người bệnh ĐTĐ là đường huyết lúc đói phải trong giới hạn từ 4,4 - 7,2 mmol/L, đường huyết sau ăn < 10 mmol/L và HbA1C là đường trung bình trong 3 tháng < 7%. Ngoài ra, còn có các rối loạn chuyển hóa như tăng huyết áp phải ổn định dưới 130/80mmHg, các chỉ số về mỡ máu cũng nằm trong giới hạn bình thường. Hiện nay để điều trị một bệnh nhân ĐTĐ, tùy theo người bệnh già hay trẻ, gầy hay béo phì, hoặc người bệnh có các biến chứng khác không, hay là người bệnh có các bệnh khác kèm theo không, chức năng gạn, thận còn hoạt động tốt không…từ đó quyết định hướng dẫn cho người bệnh từ cách ăn uống, luyện tập cho đến mục tiêu điều trị. Để điều trị một bệnh nhân ĐTĐ cụ thể không chỉ điều trị về thuốc uống mà còn phải phối hợp nhiều yếu tố như hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh hiểu biết về bệnh ĐTĐ là bệnh như thế nào, phải phối hợp trong dinh dưỡng điều trị, thể dục điều trị, sử dụng thuốc uống và phải tái khám định kỳ.
Trong dinh dưỡng điều trị người bệnh phải tuân thủ theo chế độ ăn uống cho thích hợp, cân nặng phải ổn định, chế độ ăn hàng ngày phải ăn giảm lượng carbonhydrat đường ngọt, hạn chế tuyệt đối các thức ăn từ đường ngọt như: chè ngọt, bánh kẹo ngọt, nước ngọt…; giảm mỡ, đặc biệt mỡ động vật, nên dùng mỡ thực vật, ăn ít cholesterol, giảm muối; hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá. Bên cạnh đó, người bệnh ĐTĐ cần tập luyện thể dục thể thao ít nhất 01 ngày khoảng 30 phút. Phải sử dụng thuốc phải đúng theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa, đồng thời tái khám định kỳ.
Để phòng bệnh ĐTĐ, quan trọng nhất là chúng ta cần phải tuân thủ theo chế độ ăn uống, luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, phải có lối sống lành mạnh, tích cực; giảm rượu bia, thuốc lá, đặc biệt những người có nguy cơ cao về ĐTĐ, có tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ, sinh con trên 4kg, có tiền sử về ĐTĐ thai kỳ; những người thừa cân, béo phì, những người ít luyện tập thể dục thể thao… nên đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm để phát hiện bệnh ĐTĐ sớm nhất, để có hướng điều trị thích hợp…Bs.Thư cho lời khuyên.  

Tác giả bài viết: Thùy Vy (Khoa TT-GDSK) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập105
  • Máy chủ tìm kiếm61
  • Khách viếng thăm44
  • Hôm nay4,933
  • Tháng hiện tại272,460
  • Tổng lượt truy cập53,779,754
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây