Giám sát trọng điểm bệnh dịch hạch năm 2020 tại Bình Định

Thứ sáu - 06/11/2020 08:45
Thực hiện kế hoạch hoạt động giám sát trọng điểm bệnh dịch hạch năm 2020 theo chỉ đạo của Bộ Y tế, từ ngày 03-06/11/2020, Viện Pasteur Nha Trang phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định tổ chức đợt giám sát côn trùng, động vật bệnh dịch hạch tại phường Hải Cảng, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Đặt bẫy bắt chuột tại phường Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn (Ảnh: Thu Phương)
Đặt bẫy bắt chuột tại phường Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn (Ảnh: Thu Phương)
        Nội dung giám sát thu thập các thông tin liên quan đến bệnh dịch hạch tại địa phương; đặt bẫy bắt chuột, thu thập bọ chét  để xác định thành phần loài và các chỉ số; thu mẫu, thực hiện xét nghiệm tìm vi khuẩn dịch hạch.
Trong 03 đêm, Đoàn đã tiến hành đặt 150 bẫy chuột tại phường Hải Cảng và thực hiện theo quy trình: bắt chuột, gây mê chuột, cân, đo, tiêm thuốc, định loại chuột, bắt bọ chét và mổ chuột lấy nội tạng để xét nghiệm tìm vi khuẩn dịch hạch.
         Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm cấp tính nhóm A, tối nguy hiểm bởi diễn tiến bệnh nhanh, tốc độ lây lan mạnh và tỷ lệ tử vong cao. Bệnh được xếp vào diện phải kiểm dịch và khai báo quốc tế. Bệnh do trực khuẩn Yersinia pestis gây ra, lưu hành trong quần thể động vật thuộc những loài gặm nhấm (chủ yếu là chuột) và bọ chét ký sinh trên chúng. Bệnh lây truyền sang người qua trung gian bọ chét nhiễm khuẩn. Bệnh dịch hạch ở người gồm có các thể: Thể hạch, thể nhiễm khuẩn huyết, thể phổi và thể màng não, thường gặp hơn cả là thể hạch.
       Bệnh dịch hạch biểu hiện triệu chứng đột ngột, ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, sau đó toàn phát với các triệu chứng đặc trưng là nhiễm khuẩn, nhiễm độc và sưng hạch. Để phòng bệnh dịch hạch, mỗi người, mỗi gia đình cần thực hiện các biện pháp: nhà cửa cần được giữ vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng không để chuột có nơi làm tổ; thức ăn, thực phẩm ăn, uống phải được che, đậy an toàn..., tránh để chuột tiếp xúc; thực hiện các biện pháp diệt chuột, bọ chét, phá huỷ nơi sinh sản của chuột; khi thấy nhiều chuột chết tự nhiên bất thường phải khai báo ngay cho cơ quan chức năng để có các biện pháp ứng phó kịp thời  nơi gần nhất; khi có các biểu hiện nghi dịch hạch ( sốt, nổi hạch…) phải đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và điều trị kịp thời./.

Tác giả bài viết: Thu Phương - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập38
  • Hôm nay12,591
  • Tháng hiện tại517,303
  • Tổng lượt truy cập53,428,246
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây