Những điều cần biết về viêm họng liên cầu ở trẻ em

Thứ hai - 16/09/2019 08:48
Viêm họng liên cầu là bệnh do liên cầu khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em 5-10 tuổi. Có 20-25% trường hợp viêm họng ở trẻ là do các vi khuẩn thường gặp như phế cầu Hemophilus Influenzae, tụ cầu và nguy hiểm nhất là liên cầu tan huyết β nhóm A, để lại di chứng ở van tim rất nặng, thấp khớp, viêm cầu thận.
Cán bộ y tế khám và tư vấn cho bệnh nhi tại Trung tâm Y tế huyện Tuy Phước
Cán bộ y tế khám và tư vấn cho bệnh nhi tại Trung tâm Y tế huyện Tuy Phước
Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với bệnh truyền nhiễm nói chung và liên cầu nói riêng do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện, liên cầu có thể lan truyền qua những giọt nước bọt li ti khuếch tán vào không khí, người lành hít phải sẽ bị nhiễm bệnh. Đồng thời, một số lượng liên cầu từ các giọt nước bọt rơi xuống đồ vật, người lớn và trẻ em có thể bị nhiễm khuẩn do sờ vào đồ vật rồi đưa lên mũi hoặc miệng. Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với bệnh truyền nhiễm nói chung và liên cầu nói riêng do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.
BsCKII.Nguyễn Thành Long – Trưởng khoa Tai mũi họng – BVĐK tỉnh Bình Định cho biết:” Bệnh khởi phát thường rầm rộ như sốt cao, rét run, ớn lạnh, thể trạng mệt mỏi rõ rệt, nhức đầu nhiều. Ở trẻ nhỏ hay gặp rối loạn tiêu hóa như ỉa chảy, nôn. Mặt khác, triệu chứng đau họng rõ rệt, nuốt đau, sưng hạch góc hàm hai bên. Khám họng thấy niêm mạc họng đỏ, có thể có chấm ban đỏ sẫm đặc biệt lưỡi gà sưng to, đỏ sẫm. Trên mặt amidan hoặc cả thành sau họng có các bựa trắng nhợt, không dính, lẩy bỏ dễ dàng, dưới không có loét. Khám mũi, thanh quản không có biến đổi. Lấy dịch họng hầu để soi cấy tìm vi khuẩn đặc biệt thấy loại liên cầu tan huyết β nhóm A. Bệnh diễn biến kéo dài 10 ngày mới hết hẳn”.
Bệnh viêm họng do liên cầu ở trẻ em nếu kéo dài dễ gây nên các biến chứng như thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận cấp, bệnh viêm tấy quanh amidan… Về điều trị, với em bé dưới 1 tuổi khi bị sốt, có thân nhiệt trên 380C thì phải đến bác sĩ chuyên khoa nhi thăm khám, tránh tự ý điều trị, vì trẻ em sốt cao rất dễ bị co giật và các biến chứng khác.
“Để phòng bệnh cho trẻ, cần vệ sinh họng, răng, miệng hàng ngày như đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng; khi mắc bệnh răng, miệng, xoang, mũi... cần được điều trị dứt điểm tránh để mầm bệnh tồn tại và lây lan gây viêm họng. Khi viêm họng có chỉ định điều trị, cần thực hiện nghiêm túc theo đơn bác sỹ.
Ngoài ra, cần đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường để tránh khói, bụi; tránh cho trẻ uống nước quá lạnh hoặc quá nóng; uống nhiều nước, tốt nhất là nước đun sôi để nguội. Cho trẻ ăn thức ăn mềm như nước canh thịt hoặc súp như súp gà có đặc tính kháng khuẩn. Các thức ăn như cơm, cháo gạo, cháo khoai tây, hoa quả mềm, sữa chua và trứng nấu mềm vừa dễ tiêu vừa tăng sức đề kháng. Tập thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Với trẻ nhỏ, cần thực hiện tốt chế độ nuôi dưỡng, dinh dưỡng cân bằng, uống vitamin A đầy đủ, tắm nắng chống còi xương, suy dinh dưỡng. Luôn giữ cho trẻ ấm áp, tránh gió lùa, tránh tập trung nơi đông người”, bác sĩ Long khuyến cáo./.

Tác giả bài viết: Thùy Vy (Khoa TT-GDSK) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập90
  • Máy chủ tìm kiếm74
  • Khách viếng thăm16
  • Hôm nay8,180
  • Tháng hiện tại275,707
  • Tổng lượt truy cập53,783,001
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây