QUAI BỊ - RẤT DỄ BÙNG PHÁT THÀNH DỊCH

Thứ năm - 26/09/2019 10:32
Quai bị (còn gọi là bệnh viêm tuyến mang tai) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do nhiễm virus phổ biến trong cộng đồng. Bệnh xảy ra nhiều nhất vào mùa thu và mùa đông. Bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng sốt, sưng và đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt mang tai, đôi khi đau tuyến dưới lưỡi hoặc tuyến dưới hàm trên.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
       Bệnh quai bị thường có nguy cơ thành dịch, rất dễ lây nhất là trong nhà trẻ, mẫu giáo, trường học. Chỉ cần một cháu bị mà không được cách ly thì bệnh sẽ bùng phát rất nhanh. Bệnh chủ yếu lây truyền trực tiếp qua những giọt nước bọt nhỏ khi nói chuyện, ho bắn ra. Tỷ lệ lây nhiễm cao nhất xảy ra vào khoảng 48 giờ trước khi khởi phát bệnh. Thời gian ủ bệnh rất lâu từ 12-25 ngày, thường là 18 ngày.
        Đối tượng dễ mắc quai bị nhất là trẻ em, thường ở lứa tuổi 5-9. Thế nhưng nếu lúc nhỏ không mắc bệnh mà chưa tiêm vacxin phòng bệnh thì có đến 85% người đến tuổi trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh quai bị.
        Bệnh có thể gây các biến chứng như viêm tinh hoàn, thường là một bên và xảy ra ở 20%-30% nam giới trưởng thành; viêm buồng trứng, gặp ở 5% nữ trưởng thành. Bệnh có thể gây vô sinh, tuy hiếm gặp, chỉ chiếm từ 3-4/1.000. Tỷ lệ tử vong cũng rất thấp, 1/100.000 trường hợp. Ngoài ra, bệnh quai bị thường gây những biến chứng sau: Viêm tụy, viêm dây thần kinh, viêm khớp, viêm vú, viêm thận, viêm màng ngoài tim... Phụ nữ khi có thai trong 3 tháng đầu mà mắc quai bị sẽ dễ sẩy thai.
      Để phòng chống lây nhiễm bệnh trong cộng đồng và ngăn chặn bùng phát thành dịch, cần phải cách lý bệnh nhân, ko đi làm, không đi học, hạn chế tiếp xúc với mọi người. Nếu có tiếp xúc phải mang khẩu trang. Thời gian hạn chế tiếp xúc người bệnh là trong vòng 9 ngày kể từ khi bắt đầu có các triệu chứng bệnh, thường xuyên  sát trùng, tẩy uế các bề mặt, dồ dùng nhiễm chất tiết mũi họng của người bệnh.
          Đảm bảo vệ sinh cá nhân cá nhân. Thường xuyên rửa tay bằng nước xà phòng. Sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi họng như như nước xúc miệng diệt khuẩn, dung dịch nước nước tỏi. Hạn chế tới những nơi tập trung đông người, đặc biệt tại những phòng chật hẹp, ít không khí, nơi đang có dịch. Tăng cường sức khỏe bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
        Nên cho trẻ sau 15 tháng tuổi đi tiêm phòng vacxin để phòng ngừa quai bị. Tiêm vacxin sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh nhưng nếu trẻ trong thời gian ủ bệnh thì việc tiêm vacxin sẽ không mang lại hiệu quả. Người lớn mà chưa bị bệnh cũng nên tiêm vacxin phòng quai bị.
        Bệnh do virus gây ra nên không có thuốc điều trị. Khi bị bệnh, trẻ cần được nghỉ ngơi hợp lý, chăm sóc răng miệng, ăn thức ăn mềm, nhiều dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Nếu trẻ sốt, có thể cho uống thuốc hạ sốt. Cần hạn chế vận động, chạy nhảy, đắp khăn ấm vùng tuyến mang tai… 

Tác giả bài viết: Tuyết Nga - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay231
  • Tháng hiện tại522,607
  • Tổng lượt truy cập53,433,550
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây