Bệnh dạ dày - Đừng nên xem nhẹ dấu hiệu bệnh

Thứ hai - 16/09/2019 16:11
Bệnh lý dạ dày có nhiều loại như viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày,... Trong đó, bệnh lý viêm loét dạ dày rất dễ tái phát nếu trong quá trình điều trị không có sự hợp tác chặt chẽ giữa thầy thuốc và bệnh nhân, bệnh nhân phải gián đoạn quá trình điều trị hoặc vì nguyên nhân khách quan mà phải bỏ thuốc giữa chừng, không dùng thuốc liên tục thì tỷ lệ tái phát sẽ càng tăng cao.
Bác sĩ và điều dưỡng Khoa nội tiêu hóa, BVĐK tỉnh thực hiện nội soi dạ dày cho bệnh nhân.
Bác sĩ và điều dưỡng Khoa nội tiêu hóa, BVĐK tỉnh thực hiện nội soi dạ dày cho bệnh nhân.
Theo thống kê của Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, từ đầu năm đến nay, đã có gần 1.700 cas điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa, trong đó có hơn 63% bệnh nhân mắc bệnh dạ dày. Bình quân mỗi ngày Khoa tiếp nhận khoảng 5 - 7 bệnh nhân mắc bệnh dạ dày nhập viện điều trị và đa số bệnh nhân ở độ tuổi từ 30 - 70 tuổi, tỉ lệ nam giới mắc bệnh dạ dày chiếm 2/3 số ca nhập viện, nữ chiếm 1/3. Trong đó, chủ yếu là viêm dạ dày, loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày…
IMG 2283
Bác sĩ tư vấn hướng dẫn bệnh nhân về chế độ dinh dưỡng, nghi ngơi dành cho người mắc bệnh dạ dày.
Phần lớn các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh dạ dày là tương đối nhẹ và diễn ra trong thời gian ngắn, nên trong một số trường hợp vì nhiều lý do mà người bệnh chủ quan, bỏ qua các triệu chứng của bệnh, chỉ đến khi bệnh tiến triển nặng thì mới đến cơ sở y tế để điều trị vì thế phải điều trị trong thời gian dài, vừa tốn kém về thời gian và chi phí. Chị Trần Thị Mỹ Dung, phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, Tôi bị ăn vào nê nê,tức, khó tiêu, ợ luôn, đi cầu nhầy nhầy, mình nghĩ là đau dạ dày. Lúc đầu, tự mua thuốc uống, mua thuốc uống đau dai dẳng cả tháng nhưng không bớt. Mới vào viên được 3 ngày nhưng thấy tình trạng bệnh cũng đã giảm phần nào… Cũng tương tự, trường hợp của ông Trần Văn Chín, ở phường Lý Thường Kiệt, thành phố Quy Nhơn, chia sẻ: Tôi mới phát hiện bệnh cách đây khoảng 1 tuần, khi đó bị đau đầu, nôn mửa ra máu thì gia đình đưa vào bệnh viện điều trị, xác định là bệnh xuất huyết dạ dày. Đến nay, tình hình bệnh ổn định. Bác sĩ khuyên không ăn cay, chua, không uống rượu bia, không hút thuốc lá, nên ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu…
IMG 2286
Bác sĩ khám cho bệnh nhân mắc bệnh dạ dày tại Khoa Nội tiêu hóa, BVĐK tỉnh.
Bệnh dạ dày nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng phát đồ thì sẽ gây ra những biến chứng rất khó lường. Đối với bệnh lý viêm dạ dày thì các triệu chứng không rõ ràng nên bệnh nhân thường không biết hoặc biểu hiện không quá nặng nên bệnh nhân thường bỏ qua và không đến cơ sở y tế để khám và chữa bệnh, lâu dần sẽ dẫn đến viêm mãn tính, viêm chai, xơ teo và thậm chí là ung thư hóa với tỷ lệ mắc rất cao. Đối với bệnh viêm loét dạ dày sau khi điều trị hết rồi thì nhiều bệnh nhân chủ quan không cần đi kiểm tra lại thì vô tình lúc đó ổ loét đã có biểu hiện bất thường nhưng không được phát hiện thì lâu dần sẽ tiến triển thành ung thư hóa. Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Huyền Thương, Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, cho biết: Dấu hiệu ban đầu của người mắc bệnh lý dạ dày là từ những biến chứng như xuất huyết tiêu hóa thì ra máu, đi cầu phân đen; loét dạ dày tá tràng là đau dữ dội vùng thượng vị lan ra sau lưng kèm với nôn mửa, chóng mặt; những triệu chứng thường gặp của viêm dạ dày như buồn nôn, chán ăn, cảm giác đầy hơi, ăn không tiêu, cảm giác mệt mỏi, xây xẩm, chóng mặt… Khi có bất kỳ các triệu chứng liên quan đến dạ dày tá tràng từ nhẹ cho đến nặng thì việc đầu tiên người bệnh nên đi khám để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc thực hiện các cận lâm sang và quan trong nhất là nội soi dạ dày để xác định chính xác tổn thương. Nguyên nhân thường gặp trong bệnh lý dạ dày là nhiễm khuẩn HP (Helicobacter Pylori là loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày), liên quan rượu bia và thuốc lá, do dùng thuốc. Khi xác định được nguyên nhân sẽ điều trị để giảm các yếu tố nguy cơ như thuốc lá, chế độ ăn, lối sống và stress. Lưu ý về chế độ dinh dưỡng nghi ngơi, cần ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng trong công việc cũng như cuộc sống. Thứ hai là chế độ ăn giảm chất kích thích, đồ uống có ga, cồn. Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc lá, ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu; không ăn thức ăn cứng, nhiều gia vị, dầu mỡ. Nên ăn những thực phẩm chín, mềm như hấp, luộc, súp, cháo; tránh những thức ăn chiên, xào...    
Với lối sống hiện đại, việc thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng trong công việc, học tập, thêm vào đó việc ăn uống không đúng giờ, đều độ, ăn nhanh và một số trường hợp phải sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên cũng là nguyên nhân gây bệnh dạ dày. Đối với bệnh dạ dày có rất nhiều loại thuốc điều trị hiệu quả, tuy nhiên thời gian điều trị đòi hỏi phải kiên trì. Người bệnh cần uống thuốc theo liệu trình của bác sĩ, tránh bỏ giữa chừng khiến bệnh khó điều trị hơn. Quan trọng hơn nữa là sau khi điều trị bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ trong ăn uống sinh hoạt hàng ngày.    
Để phòng bệnh dạ dày, mỗi người nên có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế dùng bia rượu, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm, chống nhiễm khuẩn. Nên giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thực hiện ăn chín, uống chín, lựa chọn thức ăn có nguồn gốc rõ ràng. Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu như rối loạn tiêu hóa, đau bụng vùng trên rốn trước hoặc sau khi ăn người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng mà nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa khám, kiểm tra và nếu cần thiết sẽ thực hiện nội soi. Thông qua kết quả nội soi bác sĩ có thể kết luận một cách chính xác bệnh nhân có bị viêm loét dạ dày hay không và có phát đồ điều trị cụ thể./.
vvv

Tác giả bài viết: Thu Hiền - Khoa TT-GDSK- Trung tâm kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay10,010
  • Tháng hiện tại194,009
  • Tổng lượt truy cập52,812,350
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây