Hướng dẫn tổ chức các chiến dịch tiêm chủng bổ sung năm 2020

Thứ tư - 23/09/2020 15:38
Ngày 18/9/2020 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh ban hành công văn số 888/TTKSBT-PCBTN đề nghị Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phốtriển khai hướng dẫn tổ chức các chiến dịch tiêm chủng bổ sung năm 2020.
Tiêm chủng cho trẻ tại cơ sở y tế (Ảnh: Thu Phương)
Tiêm chủng cho trẻ tại cơ sở y tế (Ảnh: Thu Phương)
      Theo đó, các đơn vị thực hiện việc triển khai các chiến dịch tiêm chủng bổ sung năm 2020; chỉ đạo các xã, phường rà soát kế hoạch và khẩn trương chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tổ chức các chiến dịch trong quý IV năm 2020, cụ thể: Chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Uốn ván - Bạch hầu giảm liều (Td) triển khai trong tháng 10/2020. Chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin bại liệt (IPV) và Chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella (MR) cho trẻ 1-5 tuổi vùng nguy cơ cao triển khai trong tháng 11 - 12/2020.Đồng thời, tổ chức điều tra, lập danh sách tất cả trẻ thuộc diện tiêm chủng của mỗi chiến dịch đang có mặt tại địa phương, gồm danh sách trẻ đang đi học tại các trường và danh sách trẻ không đi học tại cộng đồng.Danh sách bao gồm cả đối tượng vãng lai, lưu ý những trẻ chưa được quản lý tại vùng sâu, vùng xa, vùng giáp ranh và nơi có biến động dân cư.
       Trạm y tế xã, phường phối hợp với các trường học, y tế thôn bản, cộng tác viên dân số, quân dân y, bộ đội biên phòng, trưởng thôn và các lực lượng khác tại địa phương để điều tra, lập danh sách đối tượng tiêm chủng cụ thể của từng chiến dịch. Nếu cần thiết có thể báo cáo UBND xã, phường huy động sự hỗ trợ của mạng lưới chính quyền, quản lý tạm trú để phát hiện và lập danh sách trẻ tránh bỏ sót trẻ thuộc đối tượng tiêm chủng của chiến dịch. Sau khi chốt đối tượng, cần có thông báo cho phụ huynh, bà mẹ biết về việc tiêm chủng các vắc xin trong chiến dịch, giải thích lợi ích và các vấn đề liên quan để phụ huynh, bố mẹ hiểu, đồng thuận và đưa trẻ đi tiêm chủng.
      Bên cạnh đó, chuẩn bị các điểm tiêm chủng: Điểm tiêm tại trường học: Tiêm chủng cho đối tượng là trẻ em đang đi học. Điểm tiêm tại trạm y tế: Tiêm chủng cho đối tượng là trẻ không đi học và thực hiện tiêm vét. Điểm tiêm ngoài trạm: Tiêm chủng cho đối tượng là trẻ không đi học tại các địa phương là vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận.
Chuẩn bị và bố trí nhân lực thực hiện chiến dịch: Nhân lực tham gia tiêm chủng được bố trí đầy đủ theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.Ngoài nhân lực chuyên môn, trạm y tế cần báo cáo với UBND xã, phường và phối hợp chặt chẽ với các trường học để bố trí nhân lực hỗ trợ bảo đảm thực hiện tiêm chủng trật tự, an toàn và bảo đảm thực hiện phòng, chống dịch COVID-19. Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố thành lập các đội cấp cứu lưu động, trang bị đầy đủ thuốc, vật tư, phương tiện sẵn sàng hỗ trợ các điểm tiêm chủng xử trí kịp thời các trường hợp phản ứng nặng nếu có. Đồng thời bố trí nhân lực đứng chân giám sát và hỗ trợ các trạm y tế trong thời gian tổ chức tiêm chủng.
        Ngoài ra, tổ chức truyền thông rộng rãi về lợi ích của việc tiêm chủng bổ sung các loại vắc xin cho trẻ; thời gian và địa điểm tổ chức tiêm chủng bổ sung; cách chăm sóc, theo dõi trẻ sau tiêm chủng để nhà trường, gia đình, cha mẹ học sinh hiểu, yên tâm cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ.

Tác giả bài viết: Thu Phương - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập34
  • Hôm nay696
  • Tháng hiện tại184,695
  • Tổng lượt truy cập52,803,036
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây