Thành phố Quy Nhơn:Nỗ lực đảm bảo an toàn thực phẩm

Thứ ba - 18/05/2021 16:12
An toàn thực phẩm (ATTP) luôn là vấn đề được người dân đặc biệt quan tâm. Thời gian qua, thành phố Quy Nhơn đã có nhiều nỗ lực trong công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát bảo đảm ATTP.
Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm thành     phố kiểm tra tại một cơ sở kinh doanh thực phẩm (Ảnh: Thu Phương)
Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm thành phố kiểm tra tại một cơ sở kinh doanh thực phẩm (Ảnh: Thu Phương)
       Hiện nay, trên địa bàn thành phố Quy Nhơn có 2.192 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, được quản lý theo phân cấp, trong đó tuyến phường, xã có 538 hàng rong, 963 cơ sở cố định; tuyến thành phố có 449 cơ sở dịch vụ ăn uống, 85 bếp ăn tập thể; tuyến tỉnh có 38 cơ sở sản xuất thực phẩm, 96 cơ sở dịch vụ ăn uống, 23 bếp ăn tập thể.
      Năm 2020, thành phố Quy Nhơn đã thành lập 65 lượt kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm; giám sát hướng dẫn chuyên môn cho cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm tuyến xã, phường trên địa bàn; thực hiện hoạt động giám sát chủ động đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Bên cạnh đó, tại thành phố cũng đã xây dựng mô hình điểm về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố trên tuyến đường Bạch Đằng, Phan Đình Phùng phường Trần Hưng Đạo. Thực tế qua đánh giá, hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã nhận thức tốt việc đảm bảo an toàn trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; các quy định về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đã cải tạo, vệ sinh cơ sở sạch sẽ, trang bị mới các dụng cụ, thiết bị chế biến thực phẩm; thường xuyên tăng cường vệ sinh khu vực sản xuất, chế biến; các cơ sở được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; tổ chức khám sức khỏe định kỳ và tổ chức xác nhận kiến thức hoặc chủ cơ sở thực hiện ký xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đối với người trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
Ông Võ Văn Trung - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Quy Nhơn cho biết: “Người kinh doanh thức ăn đường phố có thu nhập thấp, không ổn định nên việc khám sức khỏe đa phần chưa thực hiện được. Các cơ sở hàng rong, dịch vụ ăn uống tự phát và cơ sở thay đổi liên tục nên việc cập nhật cơ sở gặp nhiều khó khăn. Thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm của tuyến xã tuy có thực hiện nhưng không được thường xuyên, việc xử lý, xử phạt cơ sở vi phạm pháp luật chưa nghiêm, biện pháp chế tài chưa mạnh, còn nặng về hình thức nhắc nhở là chính. Bên cạnh đó, đại đa số các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố đều có nhận thức thấp không thể tự cập nhật kiến thức, các quy định hiện hành về đảm bảo an toàn thực phẩm, nên thực tế khu vực chế biến, kinh doanh thực phẩm không đáp ứng đủ các điều kiện về đảm bảo an toàn thực phẩm. Năm 2020, hầu hết các cơ sở kinh doanh không hiệu quả, do ảnh hưởng của dịch Covid- 19 và mùa mưa bão, nên không chú trọng làm hồ sơ pháp lý trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, đại đa số các cơ sở chỉ kinh doanh trong một thời gian ngắn, rồi sang nhượng quán cho người khác…”.
     Trong thời gian đến, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trên kênh truyền thông đại chúng và truyền thông trực tiếp các nội dung kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. Người quản lý, lãnh đạo luôn cập nhật các văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm.  Cán bộ làm công tác truyền thông được tập huấn kỹ năng truyền thông. Chủ cơ sở và người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm được cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm.  Triển khai Tháng hành động vì chất lượng an toàn thực phẩm hàng năm. Đẩy mạnh công tác truyền thông bằng nhiều phương pháp hữu hiệu nhất, phát huy các điều kiện truyền thông hiện có tại địa phương mà tổ chức như tuyên truyền trên đài truyền thanh, tuyên truyền cơ động, nói chuyện chuyên đề, treo băng rôn, khẩu hiệu,…Trọng tâm tổ chức tuyên truyền vào các đợt Tết Nguyên đán, Tháng hành động, mùa thi THPT- tuyển sinh Đại học - Cao đẳng, Tết Trung thu, mùa mưa lũ và các ngày lễ hội. Tập huấn về điều tra, giám sát, xử lý vụ ngộ độc cho các tuyến từ thành phố đến xã, phường; giám sát, phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm…
bbbb
 

Tác giả bài viết: Thu Phương - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập82
  • Hôm nay1,807
  • Tháng hiện tại174,606
  • Tổng lượt truy cập52,792,947
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây