Tăng cường giám sát viêm phổi nặng do virút trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Thứ sáu - 22/01/2021 08:37
Sở Y tế Bình Định ban hành Kế hoạch số 12/KH-SYT ngày 15/01/2021 về giám sát viêm phổi nặng do vi rút trên địa bàn tỉnh Bình Định với mục tiêu phát hiện sớm các tác nhân vi rút gây bệnh đường hô hấp đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh, phát tán rộng, hoặc tỷ lệ tử vong cao, hoặc các tác nhân chưa rõ nhằm đáp ứng nhanh các nguy cơ bùng phát dịch.
Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tại các cơ sở y tế (Ảnh Thùy Vy)
Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tại các cơ sở y tế (Ảnh Thùy Vy)
Hệ thống giám sát viêm phổi nặng do vi rút (Severe Viral Pneumonia: SVP) được hình thành và triển khai hoạt động từ năm 2005 tại tất cả bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến Trung ương. Trong giai đoạn này, 100% số trường hợp nhiễm cúm A(H5N1) ở người tại Việt Nam đã được phát hiện thông qua hệ thống giám sát SVP. Hệ thống giám sát SVP cùng với giám sát trọng điểm hội chứng cúm (Influenza-Like Illness: ILI) và giám sát trọng điểm nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng (Severe Acute Respiratory Infection: SARI) đã cung cấp nhiều thông tin về dịch tễ học và vi rút học cần thiết cho việc xây dựng hướng dẫn kỹ thuật, định hướng các hoạt động và chính sách phòng, chống bệnh cúm tại Việt Nam. Hệ thống giám sát SVP là một phần của mạng lưới giám sát bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế thực hiện theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm. Hệ thống giám sát đã hỗ trợ giám sát dựa vào sự kiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Quy trình giám sát SVP nhằm mục đích giám sát, phát hiện sớm, đáp ứng nhanh với các vụ dịch, bao gồm viêm phổi nặng do các chủng cúm gia cầm độc lực cao và tác nhân vi rút gây viêm phổi nặng khác tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó, Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với BVĐK tỉnh tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các cơ sở khám chữa bệnh và y tế dự phòng trên địa bàn về công tác điều tra, giám sát, lập phiếu điều tra, lấy mẫu và gửi mẫu bệnh phẩm và thống kê báo cáo. Là đầu mối tổ chức, hướng dẫn thực hiện giám sát SVP; phối hợp với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lập phiếu điều tra trường hợp bệnh; lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm về Viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm. Đảm bảo sinh phẩm, hóa chất, vật tư tiêu hao, dụng cụ cho việc lấy mẫu, bảo quản mẫu và xét nghiệm tại đơn vị. Hỗ trợ các đơn vị chưa đủ năng lực lấy mẫu bệnh phẩm. Trả kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm cho đơn vị gửi mẫu và nơi trường hợp bệnh lưu trú. Bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm phù hợp với từng cấp độ đối với đơn vị có thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm SVP. Đôn đốc, kiểm tra các hoạt động giám sát SVP trên địa bàn…
Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Sở Y tế yêu cầu sử dụng thiết bị, nguồn lực sẵn có tại đơn vị để thực hiện việc lấy và bảo quản mẫu bệnh phẩm theo quy định. Khám, phát hiện đối tượng giám sát SVP, báo cáo ngay các trường hợp này cho đơn vị y tế dự phòng cùng cấp trên địa bàn. Chủ động phối hợp điều tra theo mẫu phiếu, lấy mẫu, bảo quản, thông báo cho đơn vị y tế dự phòng cùng cấp trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở Y tế tại Kế hoạch này. Các đơn vị lấy và vận chuyển mẫu bệnh phẩm theo các quy định về an toàn sinh học và đảm bảo chất lượng mẫu bệnh phẩm. Báo cáo ngay vào Hệ thống quản lý giám sát bệnh truyền nhiễm của đơn vị mình đối với các trường hợp SVP có kết quả xét nghiệm dương tính thuộc danh mục bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế.
Sở Y tế cũng yêu cầu Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn điều tra trường hợp bệnh, lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu theo quy định về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật. Thông báo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khi chưa đủ năng lực điều tra trường hợp bệnh, giám sát và lấy mẫu, bảo quản, đóng gói, vận chuyển bệnh phẩm.Đồng thời, báo cáo các trường hợp SVP vào công cụ báo cáo trực tuyến giám sát dựa vào sự kiện của đơn vị. Thực hiện quản lý số liệu giám sát SVP tại địa phương, lưu phiếu điều tra trường hợp bệnh, phiếu yêu cầu xét nghiệm, phiếu trả lời kết quả xét nghiệm…

Tác giả bài viết: Thùy Vy (Khoa TT-GDSK) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập213
  • Máy chủ tìm kiếm69
  • Khách viếng thăm144
  • Hôm nay29,012
  • Tháng hiện tại265,996
  • Tổng lượt truy cập53,773,290
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây