CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CỦA THỜI KỲ MANG THAI

Thứ tư - 04/09/2019 09:23
Dinh dưỡng trong giai đoạn thai 3 tháng đầu:Đây là giai đoạn hình thành các cơ quan, tổ chức của thai nhi như tủy sống, não, tim, phổi, gan… Vì vậy, phụ nữ mang thai cần ăn tăng cường các thực phẩm giàu đạm như: trứng, sữa, thịt, đậu đỗ và chia lượng thức ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ để giảm đi cảm giác nghén.
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CỦA THỜI KỲ MANG THAI
Ngoài việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn, bà mẹ cần uống bổ sung sắt và acid folic hoặc đa vi chất theo quy định của y tế.
Phác đồ bổ sung viên sắt/folic cho phụ nữ có thai:
+ Uống ngày 1 viên trong suốt thời gian có thai đến sau sinh 1 tháng. Mỗi viên gồm 60 mg sắt và 400 mcg acid folic.
+ Nếu thai phụ có thiếu máu: cần được điều trị theo phác đồ.
+ Việc cung cấp viên sắt/acid folic cần được thực hiện ngay từ lần đầu khám thai.
+ Kiểm tra việc sử dụng và tiếp tục cung cấp viên sắt/acid folic trong các lần khám thai sau.
Dinh dưỡng hợp lý, khắc phục tình trạng nghén để đạt mức tăng cân phù hợp với tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai (trung bình tăng 1kg).
Dinh dưỡng trong giai đoạn 3 tháng giữa:
Đây là giai đoạn thai kỳ phát triển nhanh, vì vậy cần tăng đáp ứng năng lượng cho bà mẹ khi có thai theo nhu cầu dinh dưỡng. Viện Dinh Dưỡng - Bộ Y tế năm 2016, khuyến nghị mức năng lượng hàng ngày khi có thai 3 tháng giữa thai kỳ, khẩu phần ăn nên nhiều hơn sao cho năng lượng cung cấp tăng 250 kcal/ngày (tương đương 1 bát cơm và thức ăn hợp lý).
Giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ là giai đoạn phát triển về khung xương, chiều cao của trẻ nên chú ý ăn các thực phẩm giàu can xi, kẽm như:  tôm, cua, trứng, sữa, thủy sản. Cần bảo đảm cung cấp đủ can xi 1200mg/ngày, vì thế ngoài chế độ ăn thông thường cần uống thêm 6 đơn vị sữa/ ngày.
Thai phụ tiếp tục uống bổ sung viên sắt/acid folic hoặc viên đa vi chất theo qui định.
Dinh dưỡng trong giai đoạn 3 tháng cuối
Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn tốc độ phát triển cân nặng của thai nhi nhanh nhất, vì vậy dinh dưỡng thai phụ cần đảm bảo đầy đủ, đa dạng đáp ứng nhu cầu của thai nhi, đặc biệt cần:
Tăng năng lượng bữa ăn như: nhu cầu về năng lượng của thai phụ theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng về mức năng lượng hàng ngày khi có thai 3 tháng cuối là năng lượng cung cấp tăng 450 kcal/ ngày (tương đương 2 bát cơm và thức ăn hợp lý). Về tính cân đối của khẩu phần cần đảm bảo số lượng chất béo và chất lượng chất béo (cân đối giữa chất béo động vật và thực vật, đủ các acid béo không no cần thiết).
Tăng cường bổ sung dinh dưỡng thông qua đa dạng thực phẩm: Bổ sung chất đạm, chất béo giúp xây dựng và phát triển cơ thể thai nhi: Ngoài cơm (và lương thực khác) ăn đủ no, bữa ăn của bà mẹ có thai cần bổ sung thêm chất đạm, chất béo giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ. Trước hết cần chú ý đến các nguồn chất đạm từ các thức ăn sẵn có như: trứng, cá, tôm, cua, thịt, đậu đỗ  các loại (đậu tương, đậu xanh…) và vừng, lạc. Đây là những thức ăn có hàm lượng đạm cao, lại có thêm lượng chất béo giúp tăng năng lượng bữa ăn và giúp hấp thu tốt các nguồn vitamin tan trong chất béo. Nên cố gắng sử dụng sữa và chế phẩm sao cho đạt 6 đơn vị sữa/ngày (tương đương 600 mg can xi bao gồm: 2 miếng phô mai, 2 hộp sữa chua và 200 ml sữa)… Chất đạm đặc biệt quan trọng ở 3 tháng đầu cho việc tạo hình và xây dựng các tổ chức nội tạng trong cơ thể như: tim, gan, phổi và nhất là tế bào thần kinh. Nhu cầu chất đạm cần tăng hơn so với khi chưa có thai.

Tác giả bài viết: Thúy Kiều - Trung tâm kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập36
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm26
  • Hôm nay10,467
  • Tháng hiện tại194,466
  • Tổng lượt truy cập52,812,807
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây