VIÊM KHỚP DẠNG THẤP- NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG

Thứ năm - 29/08/2019 08:34
Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh tự miễn dịch, bệnh tiến triển từ từ, dẫn đến teo cơ biến dạng dính và cứng khớp. Khoa Nội Trung cao, Bệnh viện Đa khoa tỉnh hàng ngày tiếp nhận khoảng 20-30% bệnh nhân viêm khớp nhập viện.
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện sớm và điều trị kịp thời
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện sớm và điều trị kịp thời
     Nguyên nhân của bệnh vẫn còn chưa được hiểu biết đầy đủ, có thể do tác nhân gây bệnh: là virus, vi khuẩn, dị nguyên nhưng chưa được xác định chắc chắn. Yếu tố cơ địa: bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính (70-80% bệnh nhân là nữ) và tuổi (60-70% gặp ở người trên 30 tuổi). Yếu tố di truyền: VKDT có tính gia đình. Các yếu tố thuận lợi khác: môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi, nhiễm lạnh, phẫu thuật.
     Bác sỹ Trần Văn Trung – Trưởng khoa Nội trung cao – Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: “Triệu chứng bệnh được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn khởi phát: Bệnh thường khởi phát từ từ, tăng dần. Trước khi có triệu chứng của khớp, bệnh nhân có thể có biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, gầy sút, ra nhiều mồ hôi, tê các đầu chi. Giai đoạn này kéo dài vài tuần đến vài tháng rồi chuyển sang giai đoạn toàn phát. Giai đoạn toàn phát: Thường xuất hiện viêm đau nhiều khớp (nên còn gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp). Trong đó hay gặp nhất là các khớp cổ tay, khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón, khớp gối, khớp cổ chân, khớp ngón chân, khớp khuỷu. Các khớp ít gặp như: khớp háng, cột sống, khớp vai, khớp ức đòn, nếu có viêm các khớp này cũng thường là ở giai đoạn muộn”.
    Đáng chú ý, nếu không kịp thời điều trị thì biến chứng thường gặp nhất và gây ảnh hưởng rất nhiều của bệnh VKDT là sự biến dạng khớp và mô xung quanh khớp, từ đó làm mất chức năng khớp. Bệnh nhân có thể không thấy biểu hiện triệu chứng gì trong thời gian dài. Tuy nhiên, VKDT là một bệnh tiến triển không ngừng có khả năng hủy hoại khớp xương và gây tàn tật. Đây là bệnh mãn tính kéo dài đòi hỏi quá trình điều trị phải kiên trì, liên tục có khi đến hết cả đời.
     Bác sỹ Trung cho biết thêm: “Khi đã chẩn đoán viêm khớp dạng thấp thì điều trị cho người bệnh vừa kết hợp điều trị nội khoa, ngoại khoa, vừa điều trị vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và các biện pháp y học cổ truyền mới hạn chế biến chứng. Có thể dùng thuốc Non-steroide như Voltaren, Mobie, Naproxen, thuốc ức chế COX_2 . Giai đoạn cấp sưng đau nhiều dùng thêm Corticoide uống hay tiêm. Các thuốc giảm miễn dịch có tác dụng tốt về viêm khớp dạng thấp người thầy thuốc phải có kinh nghiệm sử dụng nếu không có biến chứng do thuốc. Thuốc hay dùng nhất là Methrotre đã sử dụng hơn 20 năm nay cho kết quả tốt. Một số thuốc khác như Sulfasalazin, Ciclosporin… những thuốc này phải có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa. Đối với trường hợp nặng có thể sử dụng phẫu thuật chỉnh hình như thay khớp nhân tạo như khớp háng, khớp gối. Phục hồi chức năng như tắm nước nóng, tắm bùn, chiếu đèn hồng ngoại, điện cao tần, siêu âm với cường độ cao, xoa bóp, bấm huyệt, vận động phục hồi chức năng với sự hướng dẫn của chuyên khoa”.
      Chính vì vậy,  khi có các dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp, người bệnh nên đến bác sĩ và điều trị sớm để tránh các di chứng về sau, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Khi đã được điều trị và kiểm soát bệnh, người bệnh cần tuân thủ sự hướng dẫn của bác sỹnhằm tránh bệnh tái phát ở cấp độ cao hơn.

Tác giả bài viết: Thu Phương - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập213
  • Hôm nay14,169
  • Tháng hiện tại518,881
  • Tổng lượt truy cập53,429,824
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây