Tăng cường các biện pháp phòng bệnh sởi

Thứ hai - 19/08/2019 15:12
Thông tin từ Viện Pasteur Nha Trang, từ đầu năm đến nay khu vực miền Trung đã ghi nhận 901 trường hợp mắc bệnh sởi, 27 trường hợp rubella, 23 trường hợp ho gà, 1 trường hợp mắc bệnh bạch hầu. Trong đó, riêng Bình Định đã ghi nhận 13 trường hợp mắc bệnh sởi.
Trẻ đang được tiêm phòng sởi
Trẻ đang được tiêm phòng sởi
        Bác sỹ Phạm Văn Dũng - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: “Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện…do đó sởi rất dễ lây lan ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư… dễ gây thành dịch. Bệnh khởi phát sốt đột ngột trên 380C, mắt đỏ, viêm đường hô hấp trên (chảy mũi nước, ho) và có thể bị rối loạn tiêu hoá (tiêu chảy). Đặc biệt, khi bệnh toàn phát, bệnh nhân bị sốt cao, mệt mỏi. Ban sởi mọc theo thứ tự bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ; ngày thứ 2 ở ngực, lưng, cánh tay; ngày thứ 3 ở bụng, mông, đùi, chân, khi ban mọc tới chân thì  hết sốt và ban bắt đầu hết”.
      Bệnh sởi là bệnh lành tính nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ gặp các biến chứng, biên chứng hay gặp nhất như viêm phổi. Biến chứng nguy hiểm nhất do sởi là viêm não có thể để lại di chứng. Ngoài ra, bệnh sởi cũng có thể gây biến chứng viêm tai, viêm xoang... Đối với phụ nữ mang thai, nếu mắc sởi có thể dẫn đến sẩy thai, đẻ non.
     Để phòng sởi lây lan, trẻ mắc bệnh cần phải được cách ly để tránh lây lan mầm bệnh sang các đối tượng khác; mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hay nghi ngờ bệnh sởi; giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở như lau nhà, bàn, ghế, cầu thang, đồ chơi, nơi khu vực vệ sinh chung bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường. Trẻ mắc sởi nhẹ có thể chăm sóc tại gia đình nhưng phải theo dõi thật cẩn thận dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, nhỏ mắt, mũi bằng dung dịch nước muối 9‰, tắm rửa sạch bằng nước ấm để tránh nhiễm trùng và lở loét. Cần theo dõi nhiệt độ hàng ngày, dinh dưỡng đầy đủ, thức ăn dễ tiêu và giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A; cho ăn nhẹ, đủ chất; cho uống nhiều nước  khi trẻ sốt cao, tiêu chảy. Đồng thời,  khi trẻ đến độ tuổi tiêm phòng sởi cần cho trẻ đến cơ sở y tế để tiêm phòng. Đặc biệt là phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ, trước khi mang thai nên tiêm vắc xin sởi - rubella để trong thời gian mang thai có miễn dịch, chính kháng thể miễn dịch được truyền cho con. Như thế, trẻ trong vòng 09 tháng đầu sau sinh sẽ tránh được sởi.  
    Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly, đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời. 

Tác giả bài viết: Thu Phương - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập218
  • Hôm nay12,893
  • Tháng hiện tại517,605
  • Tổng lượt truy cập53,428,548
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây