Hướng dẫn chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại nhà

Thứ hai - 22/07/2019 14:38
Việc chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại nhà rất quan trọng, giúp người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống, sống hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa lây nhiễm HIV cho người khác. Sau đây là một số điều cần lưu ý khi chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại nhà:
Gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong chăm sóc và chia sẻ với người nhiễm HIV.
Gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong chăm sóc và chia sẻ với người nhiễm HIV.
Hỗ trợ chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người nhiễm HIV
Quần áo, đồ vải dính máu người bệnh phải được ngâm nước Javen 0,1-0,5% trong 30 phút rồi giặt lại bằng xà phòng; nếu dính các chất đặc như chất nôn, phân thì phải gột nước cho sạch bớt trước khi ngâm Javen và giặt lại.
Với các loại rác có máu (giấy, bông, băng gạc,...), cần cho vào 2 lần túi nylon, buộc lại trước khi bỏ vào thùng rác.
Ngoài ra, trong khi chăm sóc người thân nhiễm HIV/AIDS, các thành viên trong gia đình cần lưu ý:
- Bệnh nhân phải dùng riêng một số đồ dùng như khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo, cái nạo lưỡi, đồ làm móng tay, kim tiêm...
- Khi máu và chất tiết của người bệnh rơi vãi ra ngoài, dùng giấy hoặc vải hút nước lau sạch, sau đó lau nơi vấy bẩn bằng nước xà phòng rồi lau lại bằng nước Javen hoặc cồn 70 độ.
- Người trong gia đình nên mang găng tay cao su khi chăm sóc vết thương hay giặt đồ cho bệnh nhân nhiễm HIV. Nếu bị dính máu, dịch tiết của bệnh nhân thì rửa sạch ngay bằng nước xà phòng, sau đó dùng cồn 70 độ sát trùng lại.
- Nếu người trong gia đình bị những vật bén nhọn dùng cho bệnh nhân nhiễm HIV (như kim tiêm, dao cạo) làm bị thương, cần rửa vết thương bằng nước sạch và xà phòng, sát trùng bằng cồn 70 độ. Sau đó, phải liên hệ ngay với các cơ sở điều trị để được hướng dẫn điều trị dự phòng.
 Vệ sinh môi trường sống
Cần giữ gìn môi trường xung quanh nơi ngủ, nơi sinh hoạt của người nhiễm HIV giống như tiêu chuẩn chất lượng sống tốt của người bình thường:
- Sạch sẽ, thông khí tốt, nhiệt độ thích hợp;
- Có đủ nước sạch để dùng, hố xí hợp chuẩn vệ sinh;
- Vì HIV không lây qua tiếp xúc thông thường nên người nhiễm có thể sinh hoạt, làm việc chung phòng với người bình thường.
 Người nhiễm HIV/AIDS cần phải có lối sống tích cực
- Luyện tập thể dục, thể thao để tránh buồn phiền và lo lắng.
- Nghỉ ngơi khi mệt mỏi và đảm bảo ngủ đủ thời gian.
- Vẫn tiếp tục làm việc nếu đủ khả năng.
- Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
- Gặp gỡ thường xuyên với gia đình và bạn bè.
- Không cho người khác nhận máu và mô.
- Không sử chung bơm tiêm với người khác, dùng bơm kim tiêm sạch. Dùng riêng bàn chải đánh răng, dao cạo râu...
- Hãy chú ý đến sức khoẻ, nghe theo lời khuyên của thầy thuốc để dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
- Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân: đánh răng hàng ngày, tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh kinh nguyệt (đối với phụ nữ).
- Giảm các sang chấn lo âu.
- Không uống rượu, không hút thuốc lá, thuốc lào.
- Không tự ý dùng thuốc khi không có hướng dẫn của thầy thuốc.
 Xử trí một số vấn đề người nhiễm HIV/AIDS thường hay gặp phải
Tiêu chảy:
- Bệnh ngoài da quanh hậu môn, sau mỗi lần đi ngoài: Rửa hậu môn bằng nước ấm, xà phòng, bôi thuốc.
- Khuyến khích ăn lỏng, cho uống Oresol.
- Cứ 2 giờ cho ăn 1 lượng thức ăn ít chất thô.
- Sử dụng thuốc chống tiêu chảy theo y lệnh.
 Buồn nôn và nôn:
- Nếu nôn thì không được ăn gì trong 2 giờ đầu, sau đó ăn lỏng.
- Vệ sinh răng miệng, tránh nhiễm trùng.
- Sử dụng thuốc chống nôn theo đơn trước bữa ăn 30 phút.
- Nếu nôn kéo dài gây rối loạn toan kiềm, thì bù dịch bằng ORS.
Sốt:
- Đo nhiệt độ 4 giờ/ 1 lần.
- Dùng thuốc hạ sốt theo đơn.
- Khuyến khích uống các chất dịch nếu hấp thụ được.
- Tắm cho người bệnh bằng nước ấm, chườm lạnh bằng túi nước mát.
 Nhiễm trùng ở da:
Da là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, do đó rất dễ bị các vi khuẩn và vi rút tấn công đầu tiên. Khi bị nhiễm trùng, da thường hay ngứa ngáy, lở loét, đau đớn, lên các mụn nhọt, mụn mủ,… Điều trị nhiễm trùng da thường là dùng thuốc bôi lên các vết nhiễm trùng, kết hợp uống thuốc theo đơn thuốc.
 Lở loét quanh miệng:
Biểu hiện là các vết đỏ, sần sùi, lở loét quanh khu vực miệng, gây mất thẩm mỹ và khó khăn trong ăn uống cho bệnh nhân, cần điều trị theo chẩn đoán và chỉ định thuốc của BS.
 Đau:
- Cần xác định vị trí đau, cường độ và tần suất cơn đau
- Nếu đau ở mức độ nhẹ có thể dùng thuốc paracetamol uống
- Nếu đau ở mức độ nặng nhức là vị trí ở đầu, bụng tăng dần cần đưa bệnh nhân
Tránh lây nhiễm HIV cho chính mình và cho mọi người xung quanh
- Rửa tay xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh, nếu da bị các tổn thương hoặc viêm da xuất tiết thì không trực tiếp săn sóc người bệnh.
- Đeo găng khi tiếp xúc với bệnh phẩm máu hoặc dịch của cơ thể BN
- Kim tiêm và những thiết bị sắc nhọn dùng cho BN phải được cầm cẩn thận để tránh làm bị thương, bỏ vào thùng cứng trước khi bỏ vào nơi thu nhận rác
- Dùng khẩu trang khi người bệnh mắc lao tiến triển
- Tránh hồi sức nhân tạo bằng miệng qua miệng
- Băng kín các vết thương xuất tiết.
- Giữ giường chiếu, quần áo luôn sạch sẽ.
- Đối với các đồ vải có dính máu và dịch tiết cơ thể BN phải ngâm hoá chất sát trùng (nước Javel, cloramin B 1%) trong 20 phút.
- Không giặt chung quần áo với người nhiễm HIV/AIDS.
- Giặt bằng xà phòng, vắt khô, gấp là như bình thường./.

Tác giả bài viết: Khoa PCHIV/AIDS- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập234
  • Máy chủ tìm kiếm85
  • Khách viếng thăm149
  • Hôm nay29,318
  • Tháng hiện tại266,302
  • Tổng lượt truy cập53,773,596
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây