NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM

Thứ năm - 26/09/2019 16:05
Ngộ độc thực phẩm là một trong những bệnh cấp cứu khá thường gặp tại các phòng cấp cứu của các bệnh viện. Trong những năm gần đây, số lượng người bệnh bị ngộ độc thực phẩm đến khám và điều trị tại phòng Cấp cứu của Khoa khám bệnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định có xu hướng tăng cao hơn so với trước đây.
Khi có những dấu hiệu ngộ độc cần đên cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời
Khi có những dấu hiệu ngộ độc cần đên cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời
Bác sĩ Trần Thượng Dũng – Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: “Có 2 nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm hay gặp, đó là: Thực phẩm bị nhiễm các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và các độc tố của chúng. Thực phẩm có chứa nhiều chất phụ gia như hóa chất bảo quản, hóa chất tạo màu, tạo mùi, tạo vị,  hóa chất chống sâu mọt...; thực phẩm tự nó có chứa độc chất (cá nóc, gan cóc, trứng cóc, vỏ sắn, nấm độc, lá ngón…) hoặc thực phẩm bị nhiễm độc các hóa chất do ô nhiễm môi trường như thức ăn và nước uống bị nhiễm chất độc như: kim loại (asen, kẽm, chì...). Vì tác nhân gây độc là đa dạng nên triệu chứng của ngộ độc thực phẩm cũng khá đa dạng. Tùy vào loại nguyên nhân gây độc mà triệu chúng ngộ độc có thể xuất hiện sớm sau vài giờ hoặc muộn trong một vài ngày. Hầu hết các triệu chứng thường là bắt đầu từ đường tiêu hoá, người bệnh xuất hiện đau quặn bụng từng cơn vùng thượng vị, vùng quanh rốn kèm nôn và đi cầu phân lỏng nhiều lần, đôi khi trong phân có lẫn máu. Người bệnh có thể có sốt hoặc vã mồ hôi, lạnh chi. Nếu ngộ độc nặng, người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu mất nước, trụy mạch, co giật…, đặc biệt là đối với trẻ em, người già”.
Khi có những dấu hiệu ngộ độc, gia đình cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời để tránh bệnh diễn biến nặng, thậm chí gây tử vong. Nếu các biểu hiện ngộ độc xảy ra sau khi ăn trước 6h thì cần làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết lượng thức ăn còn ở dạ dày bằng cách dùng tay móc họng nhẹ nhàng họặc lông gà ngoáy họng, để kích thích gây nôn. Phải để người bệnh nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên tránh gây sặc lên mũi, xuống phổi dễ dẫn đến tử vong, đặc biệt là đối với trẻ em. Đồng thời cần cho người bệnh uống nhiều nước dừa, nước cháo, nước oresol…, đối với trẻ còn bú, cần tiếp tục cho trẻ bú mẹ. Cần duy trì chế độ ăn uống đủ đầy đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh để tăng cường sức khỏe và phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Cần hạn chế những loại thức ăn dễ gây ngộ độc như các món gỏi, nộm, thực phẩm sống, không ăn uống tại các quán bên vỉa hè, ven đường, các quán ăn có bàn ghế, bát đĩa không sạch sẽ. Đồng thời cần thực hiện tốt một số biện pháp sau để phòng chống ngộ độc thực phẩm:
Chọn mua thực phẩm: thịt, cá, rau… còn tươi sống, không ươn, không dập nát. Không dùng những thực phẩm ôi, thiu, không rõ nguồn gốc, thực phẩm đóng chai, đóng gói… đã hết hạn sử dụng.
Không ăn những thức ăn lạ: nấm la, cá, rau quả lạ, những thức ăn có mùi lạ, màu sắc lạ…
Phải nấu chin các loại thức ăn ở nhiệt độ thích hợp.
Những thực phẩm chưa dùng ngay cần được bảo quản đúng cách trong tủ lạnh: rau quả để ở ngăn mát,
Phải rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn.
Rửa sạch và bảo quản sạch sẽ các dụng cụ chế biến thức thẩm cũng như bát đĩa dùng hàng ngày.

Tác giả bài viết: Thu Phương - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay16,409
  • Tháng hiện tại521,121
  • Tổng lượt truy cập53,432,064
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây