Phòng chống dịch Covid-19 đối với người cao tuổi.

Thứ tư - 08/04/2020 10:12
Người cao tuổi là đối tượng dễ bị tấn công và dễ mắc phải bệnh Covid-19 do hệ miễn dịch của họ đã suy yếu và đa số người cao tuổi mắc các bệnh lý mạn tính kèm theo. Để có sức đề kháng chống mọi bệnh dịch, người cao tuổi cần quan tâm đến vệ sinh cá nhân, chế độ ăn uống khoa học, tích cực vận động và suy nghĩ lạc quan.
Người cao tuổi cường vận độngvà có lối sống lành mạnh để phòng, chống dịch Covid-19. (Ảnh Thùy Vy)
Người cao tuổi cường vận độngvà có lối sống lành mạnh để phòng, chống dịch Covid-19. (Ảnh Thùy Vy)
     Thay vì hoang mang lo lắng trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, người cao tuổi hãy giữ vững tâm lý, bình tĩnh tuân thủ các hướng dẫn phòng bệnh, áp dụng chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dục, đặc biệt luôn đảm bảo tinh thần lạc quan cùng lối sống lành mạnh.
     Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, để giảm nguy cơ lây nhiễm vi rút, mỗi người cần thực hiện những việc sau:Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi ăn và sau khi ra khỏi nhà, đặc biệt khi tiếp xúc với nhiều người.Tránh sờ tay chưa được rửa sạch lên mặt, mũi, miệng vì sẽ khiến vi rút có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.Đeo khẩu trang đúng cách khi ra khỏi nhà, không sờ lên mặt ngoài khẩu trang và không nên dùng một chiếc khẩu trang nhiều lần. Khẩu trang vải cần giặt sạch và phơi khô sau mỗi lần sử dụng.Khi ho hoặc hắt hơi, hãy che kín mũi, miệng bằng khăn tay, khăn giấy, khẩu trang hoặc khuỷu tay để bảo vệ sức khoẻ người xung quanh. Ngoài ra, người cao tuổi cần giữ nơi ở sạch sẽ, thoáng mát và dùng quạt thay cho điều hòa. Nhà cửa nên thường xuyên vệ sinh, khử trùng, nhất là các nơi, bề mặt vật dụng tiếp xúc thường xuyên như phòng khách, phòng ngủ, nhà vệ sinh, tay nắm cửa…
      Cần áp dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý. Trước tiên là uống đủ nước. Cơ thể đủ nước sẽ giúp hệ bài tiết đưa các chất cặn bã ra bên ngoài, giúp cho hệ miễn dịch tiêu diệt những tác nhân gây bệnh cho cơ thể. Ngoài nước lọc, có thể uống nước trái cây và uống sữa để bổ sung vitamin và dưỡng chất cần thiết.
      Bổ sung lượng vitamin và khoáng chất đầy đủ. Rau xanh và hoa quả tươi chính là chìa khóa để tăng cường vitamin và chất khoáng cho hệ thống miễn dịch hoạt động tích cực và hiệu quả tối ưu. Bổ sung kẽm để sản xuất các men xúc tác cho nhiều quá trình sinh hóa – chuyển hóa trong cơ thể. I-ốt để sản xuất nội tiết tố tuyến giáp giúp kích thích gia tăng hoạt động của nhiều loại tế bào trong cơ thể…Mặt khác cần cung cấp đủ các chất đạm, ưu tiên lựa chọn các loại chất đạm dễ tiêu hoá, có đầy đủ các acid amin thiếu yếu. Các loại thức ăn giàu đạm tốt mà người cao tuổi có thể ăn là cá béo, sữa, trứng, thịt trắng…
     Ngoài ra, người cao tuổi cần đảm bảo giấc ngủ ngon và sâu,mỗi đêm, cần ngủ 7-8 tiếng. Người cao tuổi nên thư giãn nhẹ nhàng, tránh nghĩ đến chuyện phiền muộn để giấc ngủ ngon hơn. Đặc biệt, trước khi ngủ không nên ăn no, có thể uống một ly sữa ấm giúp giấc ngủ sâu hơn.
      Người cao tuổi thường hay bị mệt mỏi nên ngại vận động. Đây là dấu hiệu bình thường khi cơ thể đã bước vào giai đoạn lão hoá,ngoài tập dưỡng sinh, đi bộ, người cao tuổi có thể tập các môn có cường độ thể lực trung bình thấp như: đạp xe, chạy bộ, đánh cầu lông, bơi lội… một cách nhẹ nhàng. Quan trọng là phải lượng sức mình mà luyện tập.Mỗi ngày, người cao tuổi nên vận động cơ thể nhẹ nhàng 30 – 45 phút sẽ giúp cơ thể giải phóng năng lượng, xương khớp chắc khoẻ, dẻo dai, góp phần cải thiện hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
     Người cao tuổi cần chú ý khi có bệnh mạn tínhnhư: đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tim mạch, huyết áp, …sẽ dễ có nguy cơ lây nhiễm vi rúthơn. Phần lớn các ca tử vong do cúm hàng năm chủ yếu là người trên 65 tuổi. Do đó, người cao tuổi nên lưu ý điều trị tốt bệnh lý đang có. Khi cơ thể có bất kỳ sự thay đổi nào nên báo ngay cho cơ quan y tế khám càng sớm càng tốt. Với người có các bệnh mạn tính, việc bổ sung dinh dưỡng tuỳ thuộc vào từng cá thể, từng bệnh lý, nhưng quan trọng là ăn chín, uống chín, đủ chất theo hướng dẫn của bác sĩ.
     Cuối cùng là giữ tinh thần lạc quan và lối sống lành mạnh. Sức khỏe tinh thần cũng rất quan trọng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tâm lý lạc quan hay tình trạng căng thẳng đều có tác động không nhỏ đến hệ miễn dịch của con người, đặc biệt người cao tuổi. Khi lạc quan, hệ miễn dịch sẽ mạnh hơn, các tế bào miễn dịch phản ứng hiệu quả đối với các vi rút hoặc vi trùng xâm nhập. Không nên để mình rơi vào cảm giác cô độc mà phải luôn lạc quan, yêu đời, từ đó có thể miễn nhiễm với nhiều bệnh.

Tác giả bài viết: Thùy Vy (Khoa TT-GDSK) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay8,465
  • Tháng hiện tại542,176
  • Tổng lượt truy cập53,453,119
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây