Dinh dưỡng hợp lý nâng cao sức đề kháng giúp phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19

Thứ tư - 01/04/2020 10:08
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) hiện nay đang bùng phát nhanh và diễn biến rất phức tạp, khó lường. Bên cạnh những biện pháp phòng bệnh như: rửa tay hàng ngày bằng xà phòng và đeo khẩu trang thì chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất nhằm nâng cao miễn dịch và sức đề kháng sẽ giúp cho việc phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả hơn. Viện Dinh dưỡng khuyến cáo người dân cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và bảo đảm an toàn thực phẩm nhằm góp phần phòng, chống dịch bệnh Covid - 19.
Thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng (Ảnh. Tuyết Nga)
Thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng (Ảnh. Tuyết Nga)
1. Đảm bảo an toàn thực phẩm:
a. Khi đi mua thực phẩm:
- Sử dụng găng tay, khẩu trang khi đi mua thực phẩm; Không sử dụng thịt vật nuôi bị ôi, hỏng; Tránh xa khu vực chứa chất thải và nước thải trong chợ; Tuyệt đối không tiếp xúc, sử dụng thịt động vật chết do bị bệnh vì đây là những nguồn gây bệnh nguy hiểm.
- Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn có cồn ngay sau khi tiếp xúc với gia súc, gia cầm và các loại thịt sống để tránh mang mầm bệnh về nhà.
b. Khi chế biến, ăn uống thực phẩm:
- Sử dụng tạp dề, găng tay, khẩu trang khi chế biến các sản phẩm thịt, trứng gia cầm.
- Sử dụng dao và thớt riêng khi nấu ăn để tránh nhiễm chéo từ thực phẩm sống vào đồ ăn chín.
-  Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch để loại bỏ các mầm bệnh sau khi tiếp xúc với thực phẩm sống hoặc trước khi tiếp xúc với thực phẩm chín.
- Nấu chín các loại thịt, trứng gia cầm trước khi ăn để đảm bảo tiêu diệt các mầm bệnh (như virus, vi khuẩn...). 
- Luôn ăn chín, uống sôi để hạn chế nguy cơ lây bệnh qua thực phẩm. 
2. Thực hiện dinh dưỡng hợp lý để tăng cường miễn dịch cho cơ thể:
Không có một thức ăn nào là hoàn hảo và có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu cơ thể, vì vậy cần đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm, thay đổi thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày. Ăn đủ nhu cầu, cần phân chia hợp lý các bữa ăn trong ngày tùy theo lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ lao động.
Cần ăn phối hợp giữa thực phẩm giàu đạm động vật như: thịt bò, thịt gà,  thịt lợn.. các hải sản và thực phẩm giàu đạm thực vật như: các loại đậu, đỗ... Tăng cường ăn đậu phụ và cá (ít nhất ba bữa cá một tuần, trung bình 2,5 kg cá mỗi tháng và 2-3 kg đậu phụ một tháng).
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nên ăn 400 - 600 gam rau quả mỗi ngày, rau quả là nguồn cung cấp các Vitamin - khoáng chất và chất xơ. Vitamin và chất khoáng rất cần thiết cho sức khoẻ con người, cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng nó có vai trò rất quan trọng. Nếu cơ thể thiếu Vitamin và chất khoáng có thể dẫn tới mắc một số bệnh và giảm khả năng miễn dịch chống lại các vi rút, vi khuẩn gây bệnh.
Uống nước thường xuyên, đủ theo nhu cầu từ 2 - 2,5 lít/ngày, nên uống nước đun sôi để nguội khi thời tiết nóng, nước ấm khi thời tiết lạnh. Có thể dùng nước chanh, nước cam, nước sả, nước gừng…tùy theo cơ thể mỗi người.
Cần ăn chín, uống sôi. Không ăn thịt động vật và gia cầm bị chết do nhiễm bệnh; Không ăn trứng và các loại thực phẩm chưa chín như: trứng ốp la, ăn gỏi, tiết canh,… Rửa tay bằng xà phòng trước, trong và sau khi chế biến thức ăn; rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý, vệ sinh đường hô hấp trên (mũi, miệng). Khi hắt hơi, sổ mũi, ho cần che miệng hoặc dùng giấy ăn sau đó vứt giấy vào sọt rác, đồng thời rửa và làm khô tay.
Thường xuyên tập thể dục tuy nhiên phải phù hợp với tình hình sức khỏe của mỗi người, thực hiện lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, bia, nước có ga.
Sử dụng các loại thực phẩm có kháng sinh tự nhiên và có tác dụng phòng ngừa như: tỏi, sả, tía tô, kinh giới, hương nhu, gừng, bạc hà…Có thể dùng từ 2-3 nhánh tỏi sống trong bữa ăn hoặc dùng khi chế biến thức ăn.
Ngoài ra nên bổ sung các dạng đa Vitamin - khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể.
Hệ miễn dịch có thể được xem như hệ thống quốc phòng của cơ thể để chống lại các tác nhân gây nguy hiểm xâm nhập từ bên ngoài. Người có sức đề kháng sẽ phòng, chống bệnh tốt hơn, khó mắc bệnh hơn, nếu không may mắc bệnh cũng sẽ biến chuyển nhẹ hơn và khả năng khỏi bệnh cao hơn, nhất là với các bệnh lý chưa có thuốc điều trị đặc hiệu do vi rút gây ra trong đó có Covid - 19. Vì vậy chúng ta cần duy trì lối sống lành mạnh nhằm bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bản thân, gia đình và cộng đồng trong tình trạng dịch Covid - 19 đang lan nhanh và chưa thể kiểm soát được như hiện nay. 

                                                                                                                                                                                                                            

Tác giả bài viết: Theo TT -DD- Tuyết Nga - Khoa Truyền thông - GDSK- Trung tâm kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập113
  • Máy chủ tìm kiếm67
  • Khách viếng thăm46
  • Hôm nay10,590
  • Tháng hiện tại278,117
  • Tổng lượt truy cập53,785,411
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây