SỐT XUẤT HUYẾT - NHẬN BIẾT NHANH, ĐIỀU TRỊ KỊP

Thứ sáu - 09/08/2019 15:53
Bệnh sốt xuất huyết (SXH) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút Dengue gây nên. Bệnh do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Muỗi truyền vi rút Dengue đốt người vào ban ngày.
Phun thuốc diệt muỗi phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát trong cộng đồng
Phun thuốc diệt muỗi phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát trong cộng đồng
Bệnh sốt xuất huyết thường có triệu chứng sốt cao, dột ngột kéo dài trong vòng 2-7 ngày kèm theo đau đầu, đau cơ, đau xương, khớp và nổi ban. Bệnh diễn biến nặng có biểu hiện xuất huyết ở các mức độ khác nhau: dưới da, niêm mạc, xuất huyết nội tạng, gan to và có thể tiến triển đến hội chứng sốt dengue, có thể dẫn đến tử vong. Trong những ngày đầu rất khó phân biệt với các loại sốt vi rút khác, nên cần thực hiện các xét nghiệm và xem xét thêm các yếu tố dịch tễ như trong gia đình, trong cộng đồng hoặc xung quanh có người đã được xác định là mắc sốt xuất huyết, là nơi đã có dịch hoặc đang là mùa dịch sốt xuất huyết. Việc phát hiện, điều trị sớm là rất cần thiết vì căn bệnh này chưa có thuốc đặc trị cũng như vắc xin phòng bệnh. Có rất nhiều trường hợp trẻ bị sốt nhẹ nhưng do gia đình chủ quan, không đưa tới cơ sở y tế điều trị mà tự chăm sóc tại nhà sẽ làm mức độ bệnh càng thêm trầm trọng.
Bác sỹ Huỳnh Vĩnh Thu - Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: “Việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tùy theo giai đoạn và thể trạng của người bệnh sẽ có biện pháp điều trị, chăm sóc người bệnh cho phù hợp. Nếu người bệnh đến ở giai đoạn đầu, nếu có sốt thì dùng thuốc hạ sốt Paracethamol đơn chất, theo dõi toàn trạng, uống nhiều nước, uống nước pha oresol. Nếu bệnh nhân ở ngày thứ 4 hoặc thứ 5 của bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện xuất huyết, tiểu cầu giảm nhiều hoặc tổn thương gan, thận thì phải nhập viện để chăm sóc và điều trị kịp thời”.
Hiện nay bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin ngừa bệnh nên biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy. Không có muỗi truyền bệnh thì không có bệnh sốt xuất huyết. Thường xuyên giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ; chủ động thực hiện các biện pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy trong nhà và xung quanh nhà, cụ thể: Lật úp các dụng cụ chứa nước chưa dùng đến, đậy kín và thả cá ăn bọ gậy ở tất cả các vật dụng chứa nước sinh hoạt như bể, chum, vại, các vật dụng chứa nước khó súc rửa; thay nước  bình bông hàng tuần, bỏ muối hoặc dầu vào chén nước kê chân chạn (tủ đựng chén bát, thức ăn) để không cho muỗi đẻ trứng. Mặc quần áo dài che kín tay chân; ngủ trong màn (mùng) kể cả ban ngày. Vận động cộng đồng tham gia hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy hàng tuần tại các khu vực có ổ dịch đang hoạt động, tiếp tục duy trì 2 tuần/lần ở những tháng cao điểm để loại trừ nơi sinh sản của véc tơ nơi công cộng và tư nhân. Khi có biểu hiện nghi ngờ bị mắc sốt xuất huyết cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn và điều trị kịp thời./.

 

Tác giả bài viết: Thu Phương - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập56
  • Hôm nay10,173
  • Tháng hiện tại514,885
  • Tổng lượt truy cập53,425,828
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây