Phòng chống sốt xuất huyết ngay từ hộ gia đình

Thứ sáu - 19/06/2020 16:23
Nhiều hộ gia đình ở Hải Minh do khan hiếm nước sinh hoạt, mỗi khi có nước sạch để dùng thì chứa trữ nước mà không có động thái xúc rửa dụng cụ chứa nước. Nên dễ phát sinh nhiều lăng quăng.
Nhân viên y tế Khoa Kiểm soát bệnh tật (Trung tâm y tế Quy Nhơn) kiểm tra và hướng dẫn người dân xử lý lăng quăng tại hộ gia đình ở Hải Minh. (Ảnh: Thu Hiền)
Nhân viên y tế Khoa Kiểm soát bệnh tật (Trung tâm y tế Quy Nhơn) kiểm tra và hướng dẫn người dân xử lý lăng quăng tại hộ gia đình ở Hải Minh. (Ảnh: Thu Hiền)
     Khu vực Hải Minh thuộc tổ 48, Khu vực 9, phường Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn hiện có hơn 410 hộ dân. Mỗi gia đình nơi đây, đều có các dụng cụ chứa trữ nước sạch để dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, không tránh khỏi việc xuất hiện ổ bọ gậy tại đây.  
     Nguồn nước sạch đối với họ rất quý hiếm vì phải mua từ can để dùng. Nước giếng bị nhiễm phèn, nơi đây chủ yếu dùng để rửa các vật dụng, tưới cây… còn nước sạch dùng để ăn, uống, tắm rửa hàng ngày tại mỗi hộ gia đình. Bà Nguyễn Thị Hạ Huyên, ở Hải Minh thuộc Tổ 48, Khu vực 9, phường Hải Cảng, Tp. Quy Nhơn, vừa cười, vừa nói: Mỗi gia đình đều chứa trữ nước để dùng trong ăn uống rất cần. Do nguồn nước sạch khan hiếm, phần nguồn nước ở đây bị nhiễm phèn, nên ở đây phải mua nước người ta bán từng can để trữ dùng ăn uống, tắm giặt. Khi có mưa thì hứng nước mưa chứa để dùng. Vẫn biết chứa nước sinh lăng quăng thì xin con cá thả dô. Trời mưa thì hứng nước mưa chứa vào thùng dùng uống. Cũng nhờ ở trên xử lý muỗi, y tế cũng hướng dẫn bắt cá bỏ dô cho ăn lăng lăng thì mình cũng làm nhưng cũng còn lăng quăng.
        Bởi tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt, nguồn nước sử dụng hàng ngày thì bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Buộc 100% hộ gia đình ở Khu vực Hải Minh đều phải mua nước sạch trữ để dùng hàng ngày. Thêm một nguồn nước mà người dân Hải Minh thường hay trữ, đó là khi có mưa tranh thủ hứng nước mưa chứa vào các bể, thùng, can, xô trong nhà để sử dụng nhiều ngày. Điều này rất dễ tạo ổ bọ gậy, phát sinh muỗi gây bệnh sốt xuất huyết (SXH). Chị Nguyễn Thị Đi, ở Hải Minh cho rằng bệnh SXH do nguồn nước dơ sinh muỗi, muỗi chích SXH. Muỗi từ nước, nước chứa lâu ngày sinh lăng quăng mà không diệt từ đó SXH nhiều. Do mình tiếc nước để đó không chịu xúc rửa để diệt lăng quăng nên sinh muỗi chứ sao. Khi nào bị SXH qua bệnh viện Quy Nhơn nằm bác sĩ điều trị.
     Mới đây, nhân viên y tế Khoa Kiểm soát bệnh tật thuộc Trung tâm y tế thành phố Quy Nhơn đã cùng với lực lượng y tế địa phương, ra quân giám sát, tổ chức diệt bọ gậy tại khu vực Hải Minh. Với phương châm “Vào từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng dụng cụ”, các nhân viên y tế đã hướng dẫn người dân cách phát hiện và xử lý bọ gậy; kết hợp tuyên truyền phòng, chống sốt xuất huyết và cùng người dân xử lý các ổ bọ gậy tại nhà dân. Khi đến từng hộ gia đình tại Khu vực Hải Minh, nhân viên y tế kiểm tra từng dụng cụ chứa nước, quạt nước, những chậu cây cảnh, lọ hoa, bình cắm hoa; những vật dụng có khả năng chứa trữ nước trong gia đình… đều chứa lăng quăng/bọ gậy. Tại đây, nhân viên y tế đã xử lý và hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp diệt bọ gậy khi chứa trữ nước trong nhà. Cụ thể như thả cá vào các bình, lọ, chậu hoa, cây cảnh, chum, lu, xô, thùng đựng nước phải có nắp đậy và thường xuyên xúc rửa dụng cụ chứa nước; dọn dẹp nhà cửa, sân vườn gọn gàng sạch sẽ, loại bỏ các vật dụng không cần thiết, những nơi đọng nước dễ phát sinh lăng quăng trong sân vườn nhà và ngõ xóm… Qua kết quả kiểm tra cho thấy, gần như dụng cụ chứa nước của tất cả hộ dân ở đây đều có bọ gậy. Khi tìm hiểu nguyên nhân đa số người dân đều cho rằng, việc chứa nước sử dụng trong vài ngày có xúc rửa nhưng vẫn còn lăng quăng. Bởi lý do đơn giản là người dân nơi đây thường sử dụng nước chứa trong thùng, chum mà không xúc rửa hàng ngày. Thời gian chứa nước từ 3 đến 5 ngày, thậm chí cả tuần, có khi từ nhiều tháng mà không có động tác xúc rửa thì việc phát sinh lăng quăng là điều dễ thấy ở các hộ gia đình tại Hải Minh. Chị Trần Thị Cang, nhân viên y tế khu vực 9, phường Hải Cảng, cho biết: Ở đây, thường xuyên tuyên truyền cho dân không có bọ gậy không có sốt xuất huyết. Người dân vẫn biết chứ, nhưng họ không thực hiện. Khi đi đến hộ gia đình kiểm tra, mình hướng dẫn và cùng họ xử lý lăng quăng, nhưng rồi cũng lặp lại tình trạng nhiều hộ gia đình chứa nước trong các vật dụng như thùng, chum, lu, xô… đề không có nặp đạy kín, hoặc không có thả cá. Do vậy, mà phát sinh lăng quăng nhiều. Có nhiều người biết chứa nước dễ sinh lăng quăng nếu không xúc rửa hàng ngày, nhưng họ không làm.
       Được biết, Hải Minh là một trong 5 vùng nguy cơ cao SXH ở TP. Quy Nhơn (các vùng còn lại là xã Nhơn Châu, xã Nhơn Hải, KV 1, 2 của phường Ghềnh Ráng) đã và đang tập trung chiến dịch xử lý bọ gậy.
       Trước tình hình bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, ngay từ đầu năm Trung tâm y tế thành phố Quy Nhơn đã xây dựng kế hoạch phòng chống SXH với mục tiêu 100% ổ dịch sốt xuất huyết Dengue được phát hiện sớm, xử lý kịp thời, triệt để bằng cả hai biện pháp là diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi, bảo đảm chấm dứt ổ dịch; 100%  số phường điểm SXH thực hiện giám sát dịch tễ chủ động; 100% điểm nguy cơ được tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi chủ động. Do đó, ổ bọ gậy tại khu vực Hải Minh là điểm mà Trung tâm y tế Tp. Quy Nhơn đã khoanh vùng và giám sát chặt chẽ, chủ động xử lý, ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch. Bác sĩ Lê Văn Chiến, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh tật, TTYT Tp.Quy Nhơn cho biết: Ổ bọ gậy ở Hải Minh, trung tâm đã chủ động  giám sát và xử lý. Nguyên nhân do người dân trữ nước ở Khu vực Hải Minh để sử dụng trong mùa nắng nóng. Tình hình giám sát dịch bệnh SXH và xử lý các ổ bọ gậy trên toàn thành phố hiện đang triển khai quyết liệt. Các giải pháp thực hiện công tác phòng chống sốt xuất huyết và những khuyến cáo đối với người dân trong phòng chống sốt xuất huyết hiên nay đã được Trung tâm đẩy mạnh tại tất cả các xã, phường. Trong các ổ dịch, đơn vị đã chủ động xử lý, giám sát, khoanh vùng.
      Thành phố hiện có hơn 310 ca SXH tại 20/21 phường, xã, và 18 ổ dịch. Trong tháng 6 này, ngành Y tế cùng phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương  tổ chức chiến dịch diệt bọ gậy toàn thành phố để chủ động phòng chống SXH./.

Tác giả bài viết: Thu Hiền - Khoa TT-GDSK- Trung tâm kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập28
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm23
  • Hôm nay2,063
  • Tháng hiện tại71,866
  • Tổng lượt truy cập52,690,207
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây