Tổ chức Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2020.

Thứ ba - 02/06/2020 15:19
Thực hiện Công văn số 2667/BYT-AIDS ngày 15/5/2020 của Bộ Y tế về việc triển khai Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2020 với chủ đề “Điều trị thuốc ARV sớm cho mẹ - Sức khỏe cho con”, Sở Y tế Bình Định xây dựng Kế hoạch số 52/KH-SYT ngày 29/5/2020 về Tổ chức Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2020 (Từ 01/6/2020 đến 30/6/2020).
Tư vấn cho phụ nữ mang thai về lợi ích của xét nghiệm sớm để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (Ảnh Thùy Vy).
Tư vấn cho phụ nữ mang thai về lợi ích của xét nghiệm sớm để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (Ảnh Thùy Vy).

Mục đích chính của Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là nhằm thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân nhằm thực hiện mục tiêu “Giảm tỉ lệ trẻ nhiễm HIV từ mẹ xuống dưới 2% vào năm 2020” đã được đề ra trong Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; Nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai, vợ của những người nhiễm HIV trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có hành vi nguy cơ cao về lợi ích của xét nghiệm HIV sớm và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sớm; Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội trong dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con; Tăng cường cung cấp các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con như xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV cho phụ nữ mang thai, cung cấp thuốc ARV cho phụ nữ nhiễm HIV bao gồm phụ nữ nhiễm HIV mang thai, đẩy mạnh các can thiệp và chất lượng các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; Theo dõi tải lượng HIV của phụ nữ nhiễm HIV có nhu cầu sinh con và Phụ nữ mang thai nhiễm HIV đạt dưới ngưỡng ức chế hoặc dưới ngưỡng phát hiện để đảm bảo giảm tối đa tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con.

       Theo đó, Sở Y tế khuyến khích các huyện, thị xã, thành phố tổ chức Lễ phát động Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, phù hợp với điều kiện và chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, địa phương và tình hình dịch Covid-19. Quy mô và cách thức tổ chức Lễ mít tinh và diễu hành quần chúng hưởng ứng Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con phải xem xét đến diễn biến dịch Covid-19. Nếu thấy có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 đề nghị các huyện, thị xã, thành phố lựa chọn phương án phù hợp và phát động trên phương tiện thông tin đại chúng. Không tổ chức hoạt động diễu hành, các hoạt động tập trung đông người tránh lây nhiễm dịch Covid-19.
     Đối với hoạt động tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động hưởng ứng Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cần chú trọng vào các nội dung: Lợi ích của xét nghiệm sớm HIV cho phụ nữ mang thai; Thời điểm phụ nữ nhiễm HIV có thể mang thai an toàn giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho con; Lợi ích của điều trị ARV sớm cho người nhiễm HIV và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;  Lợi ích của theo dõi tải lượng HIV đối với phụ nữ mang thai nhiễm HIV để sinh ra những đứa con khỏe mạnh; Các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV: Lợi ích của dự phòng sớm lây nhiễm HIV; Quyền sinh con của phụ nữ nhiễm HIV với đầy đủ thông tin; Quảng  bá các dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại địa phương v.v....
     Ngoài ra, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện các hoạt động khác về Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con như: Giới thiệu, quảng bá rộng rãi về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ xét nghiệm HIV; dự phòng, chăm sóc, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và giới thiệu chi tiết các cơ sở cung cấp các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sẵn có tại địa phương, đơn vị, bao gồm cả các dịch vụ chuyển tiếp, chuyển tuyến phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ để họ dễ dàng tiếp cận và sử dụng; Tổ chức các chương trình vận động các tổ chức, cá nhân và gia đình tích cực tham gia các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trong nhóm phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ; Huy động sự tham gia của nam giới trong các hoạt động tại Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; Rà soát, chấn chỉnh, giám sát hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ, đảm bảo tính sẵn có, tính dễ tiếp cận của các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
      Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật là đơn vị đầu mối, tăng cường giám sát, hướng dẫn các địa phương, đơn vị trong tỉnh tổ chức Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; kiểm tra, giám sát các cơ quan, đơn vị trong việc chuẩn bị và tổ chức thực hiện Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; Phối hợp với các đơn vị truyền thông tăng cường các hoạt động truyền thông qua các chương trình giải trí trên truyền hình, các phóng sự, các chương trình quảng cáo, tọa đàm, treo băng rôn và tuyên truyền bằng xe loa... Xây dựng chuyên trang, chuyên mục về Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, đăng tải tin, bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương. Theo dõi, giám sát, tổng hợp báo cáo các hoạt động thực hiện trong Tháng cao điểm của các địa phương, đơn vị gửi về Bộ Y tế - Cơ quan thường trực phòng, chống HIV/AIDS của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm (Cục Phòng, chống HIV/AIDS) và Sở Y tế theo quy định./.

Tác giả bài viết: Thùy Vy (Khoa TT-GDSK) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập127
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm125
  • Hôm nay303
  • Tháng hiện tại184,302
  • Tổng lượt truy cập52,802,643
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây