Phòng bệnh mùa hè thời Covid-19

Thứ tư - 10/06/2020 08:53
Hiện các tỉnh Khu vực miền Trung, trong đó có tỉnh Bình Định đang vào mùa nắng nóng. Đây là một thuận lợi lớn để phòng chống lại dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, thời tiết hiện nay lại là điều kiện thuận lợi của một số bệnh phát triển. Vì vậy, trong mùa nắng nóng cần lưu tâm đến các bệnh do vi khuẩn, vi rút.
Những người mắc bệnh mạn tính, sức đề kháng kém cần chú ý tự phòng bệnh cho bản thân trong mùa nắng nóng. (Ảnh Thùy Vy)
Những người mắc bệnh mạn tính, sức đề kháng kém cần chú ý tự phòng bệnh cho bản thân trong mùa nắng nóng. (Ảnh Thùy Vy)

      Thời tiết nắng nóng dễ làm cơ thể bị mắc bệnh như: sốt vi rút, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, viêm da do tụ cầu..., khi nhiệt độ lên cao, cơ thể sẽ ra nhiều mồ hôi, nếu không được bù nước đầy đủ sẽ gây mất nước, điện giải. Thời tiết nắng bức cũng làm cho thức ăn, thực phẩm dễ bị ôi, thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, đây là nguyên nhân gây bệnh tiêu đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, khi chống nóng bằng biện pháp bật quạt gió mạnh trực tiếp vào người hoặc để nhiệt độ điều hòa quá thấp gây nên nhiễm lạnh, viêm phổi…Thời tiết tiếp tục nắng nóng có thể số ca mắc bệnh truyền nhiễm sẽ còn tăng, nhất là trẻ em và người già.
      Nắng nóng gay gắt nên nhiệt độ tương đối cao rất dễ làm tăng nguy cơ say nắng, sốc nhiệt đối với những người phải lao động, di chuyển nhiều ngoài trời nắng… Trẻ nhỏ, người cao tuổi, những người béo phì và những người rối loạn bài tiết mồ hôi cũng là đối tượng có nguy cơ cao bị sốc nhiệt. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, sốc nhiệt sẽ để lại những biến chứng và hậu quả nặng nề, thậm chí dẫn đến tử vong.
      Theo các khuyến cáo của bác sĩ, vào mùa nắng nóng, người lớn tuổi nên đề phòng một số bệnh về tim mạch và cả các cơn say nắng. Cơn say nắng là do đi quá lâu dưới trời nắng nóng, người cao tuổi có bệnh nền sẽ có nguy cơ cao hơn người trẻ. Hiện tượng này xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, do rối loạn trung tâm điều hòa thân nhiệt, giãn mạch, mất nước qua mồ hôi. Những biểu hiện nhẹ ban đầu có thể là tăng nhịp tim, nhịp thở, hồi hộp đánh trống ngực… Nặng hơn là mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, khó thở, chuột rút. Nếu không được can thiệp đúng và kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: ngất, hôn mê, trụy tim mạch, thậm chí tử vong.
       Theo các chuyên gia, với Covid-19, đặc tính sinh thái học của virus SARS-CoV-2 là dễ suy yếu trong môi trường nóng, chỉ nguy hiểm trong thời tiết lạnh, khô. Một nghiên cứu gần đây cho thấy nhiệt độ từ 4 - 20 độ C, độ ẩm 20% thì virus SARS-CoV-2 có thể sống được khoảng 5 ngày trên các bề mặt. Với một số dạng bề mặt, nó sống còn lâu hơn ví dụ như kim loại. Thế nhưng khi thời tiết càng nóng, nó càng mau chết, đồng thời yếu đi, khiến khả năng gây bệnh giảm.Hãy tận dụng điều này bằng cách mở cửa cho phòng thông thoáng, có nắng, có gió và phơi các vật dụng cần thiết dưới ánh nắng để diệt khuẩn. Khi dùng đèn UV diệt khuẩn phải chú ý không có người trong phòng. Để tăng cường sức khỏe, chỉ nên phơi nắng sớm trước 9 giờ ở mức vừa phải tránh hiện tượng bỏng da, rát da do tiếp xúc với nắng quá nhiều.
      Bộ Y tế cảnh báo virus SARS-CoV-2 suy yếu với nhiệt độ cao nhưng không có nghĩa sẽ chết hoàn toàn. Vì vậy, vẫn phải phòng bệnh bằng các biện pháp như từ đầu mùa dịch đến nay, nhất là người lớn tuổi, có bệnh nền, sức đề kháng kém.
      Nên rửa tay thường xuyên với nước sạch và xà phòng không chỉ phòng Covid-19 mà còn giúp phòng bệnh tay chân miệng và nhiều bệnh lây qua đường hô hấp, tiêu hóa khác như thủy đậu, tiêu chảy, sởi… Nhà cửa thông thoáng thì vừa phòng Covid-19 vừa bớt lo cả sốt xuất huyết; môi trường sạch sẽ, thoáng đãng cũng làm các vi khuẩn gây bệnh khác khó sinh sôi nảy nở hơn. Dùng máy lạnh đúng cách, không để nhiệt độ phòng quá lạnh sẽ giúp không bị nhiễm lạnh.
      Biện pháp uống nước thường xuyên nhằm giúp đường hô hấp không bị khô, tăng khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể cũng phù hợp trong mùa nắng nóng. Vì bổ sung đủ nước cũng là cách để không bị say nắng, Uống đủ nước còn tốt cho nhiều bệnh mạn tính, bệnh của người cao tuổi như: tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường…Tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.
       Trong gia đình cần thực hiện ăn chín, uống chín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Người dân cần uống đủ nước và tăng cường dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để đảm bảo đủ vitamin nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể. Mỗi người tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Đồng thời phải vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
       Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.Thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy. Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp xe cũ, hốc tre, bẹ lá...để phòng bệnh xảy ra trong mùa nắng nóng./.

 

Tác giả bài viết: Thùy Vy (Khoa TT-GDSK) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập34
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm26
  • Hôm nay770
  • Tháng hiện tại89,183
  • Tổng lượt truy cập52,707,524
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây