Cần tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch Covid-19

Thứ hai - 09/03/2020 15:45
Dịch bệnh Covid-19 đang diến biến phức tạp trên thế giới và Việt Nam, việc bảo vệ sức khỏe bằng cách tăng cường sức đề kháng là một trong những giải pháp quan trọng nhất để phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh.
Cần tăng cường chế độ dinh dưỡng để duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp chúng ta phòng chống các tác nhân gây bệnh (Ảnh minh họa)
Cần tăng cường chế độ dinh dưỡng để duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp chúng ta phòng chống các tác nhân gây bệnh (Ảnh minh họa)
Giải pháp sử dụng khẩu trang, dung dịch sát khuẩn… giúp ngăn cản và giảm nguy cơ truyền bện nhưng chỉ có tác dụng như lớp bảo vệ bên ngoài. Việc trang bị để bảo vệ cơ thể từ bên trong không kém phần quan trọng.
Sức đề kháng được xem như thành trì bảo vệ sức khỏe khỏi sự tấn công từ các tác nhân bên ngoài. Sức đề kháng giúp cơ thể ngăn cản vi rút, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng xâm nhập vào bên trong. Cơ thể khỏe mạnh sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh, đồng thời phục hồi nhanh nếu không may bị lây nhiễm.
Sức đề kháng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe nhưng nhiều người không thực sự quan tâm đến yếu tố này. Thay vì nâng cấp thành trì vốn có của cơ thể, nhiều người chỉ tận dụng đến khi cạn kiệt, khiến bộ máy không thể chống đỡ khi có sự xâm nhập của vi rút, vi khuẩn...
Từ thống kê về những trường hợp nhiễm Covid-19 có thể thấy rõ tỷ lệ người già, người có sức đề kháng yếu hay hệ miễn dịch bị suy giảm sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh và tử vong cao hơn những người có sức đề kháng tốt. 
Ngược lại, những người có sức đề kháng tốt sẽ giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh, hoặc người đã nhiễm bệnh sẽ có thời gian hồi phục nhanh hơn. Cho nên, việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là vô cùng quan trọng trong thời điểm này.
Các chuyên gia y tế cho rằng, khi dịch Covid-19 đang bùng phát thì việc bổ sung các chất nhằm tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng là rất quan trọng.
Vì vậy, trong thời điểm dịch Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp, việc chủ động tăng sức đề kháng được đánh giá là cấp thiết. Cơ thể khỏe mạnh kết hợp với các biện pháp phòng dịch như: mang khẩu trang, dùng dung dịch sát khuẩn… góp phần hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Mỗi người có thể tự cải thiện sức đề kháng bằng nhiều cách, thông qua nghỉ ngơi, luyện tập và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Trong đó, chế độ dinh dưỡng cân bằng, đảm bảo không bị thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu chính là chìa khóa. Tăng cường dinh dưỡng để duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp chúng ta phòng chống các tác nhân gây bệnh, vi rút xâm nhập. Vì vậy, để các bộ máy của cơ thể, trong đó có bộ máy miễn dịch hoạt động bình thường thì cần có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng.
Trong thành phần bữa ăn hằng ngày cần có chất bột đường để cung cấp năng lượng; chất đạm, chất béo để xây dựng nên các thành phần của một hệ miễn dịch.
Mỗi loại thực phẩm có một số chất dinh dưỡng đặc hiệu. Chúng ta nên ăn đa dạng, cân bằng tất cả các loại thực phẩm. Khi cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng đồng nghĩa với chúng ta có một hệ miễn dịch khỏe mạnh và tăng sức đề kháng để chống lại virus.Theo đó, các nhóm thực phẩm cần đảm bảo đầy đủ, cân bằng trong bữa ăn, bao gồm: nhóm thực phẩm giàu chất bột đường từ cơm, bún, phở, bánh mì; nhóm thực phẩm giàu chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa; một ít chất béo từ dầu hoặc các loại hạt; đặc biệt là tăng cường gấp đôi rau xanh, trái cây trong khẩu phần để có thể cung cấp cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Theo các chuyên gia y tế, thực phẩm có nhiều vitamin C, A, B, kẽm, polyphenol là những chất chống ô xy hóa, có vai trò kháng khuẩn và hỗ trợ hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh.
Các loại rau, trái có rất nhiều vitamin C, E sẽ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể là: sơ ri, cam, bưởi, các loại ớt chuông, ổi, các loại rau có màu xanh đậm.
Bên cạnh đó, các loại thực phẩm khác như: sữa tách béo, trứng, hải sản có nhiều vitamin D sẽ giúp phòng ngừa và hạn chế nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Các loại hạt như hạt điều, hạt bí, hạt hướng dương, hạt óc chó... có nhiều kẽm, polyphenol. Đây là những thành phần có những chất chống ô xy hóa. Đồng thời, hỗ trợ, cải thiện đường tiêu hóa tốt hơn.
Một số thực phẩm đặc biệt khác như: trà, tỏi, hành, gừng… trong thành phần có những chất chống viêm và làm tăng hoạt động của hệ tế bào miễn dịch.
Sữa chua sẽ cung cấp một nguồn probiatic. Đây là những lợi khuẩn đường ruột, giúp chống lại những tác nhân gây bệnh từ vi rút. Đồng thời, các chất xơ tan từ gạo ít xay xát, lúa mạch, cam, chuối, khoai lang sẽ cung cấp nguồn bổ dưỡng cho lợi khuẩn đường ruột này…

Tác giả bài viết: Thùy Vy (Khoa TT-GDSK) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập150
  • Máy chủ tìm kiếm58
  • Khách viếng thăm92
  • Hôm nay2,962
  • Tháng hiện tại270,489
  • Tổng lượt truy cập53,777,783
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây