Nhận biết bệnh cúm và viêm đường hô hấp cấp do vi rút Covid -19

Thứ tư - 18/03/2020 09:17
Sự bùng phát dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Covid-19 gây ra với những triệu chứng ban đầu không mấy khác biệt với bệnh cúm khiến nhiều người dễ nhầm lẫn.
Lãnh đạo tỉnh kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Cảng Hàng không Phù Cát (Ảnh. Thu Phương)
Lãnh đạo tỉnh kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Cảng Hàng không Phù Cát (Ảnh. Thu Phương)
Bệnh cúm và viêm đường hô hấp cấp tính do chủng mới của vi rút Covid-19 có một số triệu chứng giống nhau đều là bệnh nhiễm vi rút cấp tính đường hô hấp với các biểu hiện sốt, ho hoặc các triệu chứng viêm đường hô hấp khác. Hai bệnh này đều lây lan qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng của bệnh nhân có chứa vi rút. Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt ở nơi tập trung đông người. Bệnh lây lan nhanh và có thể gây thành dịch lớn nếu không được kiểm soát kịp thời. Mọi người đều có khả năng cảm nhiễm cao với bệnh.
Mặc dù nhiều triệu chứng giống nhau nhưng nguyên nhân gây bệnh lại là các vi rút khác nhau. Bác sỹ Huỳnh Vĩnh Thu, Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: “Nguyên nhân mắc bệnh cúm là do vi rút cúm (Influenza virus) thuộc nhóm Orthomyxoviridae và được chia thành 3 týp A, B và C. Những tổ hợp khác nhau của kháng nguyên vỏ của vi rút tạo nên các phân týp khác nhau của vi rút cúm A. Vi rút cúm A có khả năng gây nhiễm các loài động vật có vú (như lợn và ngựa), các loài chim và gia cầm. Trong đó, vi rút cúm B và C chỉ gây bệnh ở người. Đối với bệnh cúm theo mùa, người bệnh thể điển hình, hoặc thể nhẹ là ổ chứa vi rút. Biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Ho thường nặng và kéo dài. Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, ỉa chảy), đặc biệt ở trẻ em. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Ở trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não có thể dẫn đến tử vong. Hầu hết bệnh nhân cúm chỉ cần điều trị triệu chứng. Cơ thể sẽ loại trừ vi rút trong vài ngày. Tiêm phòng vắc xin là biện pháp chủ yếu đề phòng bệnh cúm và giảm ảnh hưởng của dịch cúm. Hiệu quả bảo vệ của vắc xin cúm phụ thuộc vào tuổi tiêm và đáp ứng miễn dịch của người được tiêm vắc xin, mức độ giống nhau giữa thành phần vi rút của vắc xin và các vi rút hiện đang lưu hành”.
Bệnh viêm đường hô hấp cấp là bệnh do chủng mới của vi rút Corona gây ra. Bệnh được xếp vào danh sách bệnh truyền nhiễm nhóm A, là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Bệnh lây truyền từ người sang người. Ở người, vi rút lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng vi rút, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm. Người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính: sốt, ho, khó thở, có trường hợp viêm phổi nặng, có thể gây suy hô hấp cấp và nguy cơ tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh lý mạn tính, bệnh nền.
Các biện pháp phòng bệnh chính là mang khẩu trang đúng cách để bảo vệ cho bản thân và cộng đồng - đặc biệt những người có các triệu chứng ho, sốt, khó thở. Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch nhiều lần trong ngày, đặc biệt là trước khi chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng... Che mũi, miệng khi ho, hắt hơi bằng khăn giấy dùng 1 lần và vứt bỏ khăn vào đúng nơi qui định. Ăn chín, uống chín, đảm bảo đủ chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tránh tụ tập đông người khi không cần thiết, đặc biệt tránh tiếp xúc với người có các biểu hiện cúm. Tránh ôm hôn, bắt tay và các tiếp xúc trực tiếp khi chào hỏi nhau. Tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế và các thông tin trên các kênh truyền thông chính thống của Bộ Y tế.

 

Tác giả bài viết: Thu Phương - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập152
  • Máy chủ tìm kiếm141
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay12,090
  • Tháng hiện tại497,260
  • Tổng lượt truy cập46,304,977
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây